728x90 AdSpace

  • Tin mới

      Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016

      Điều trị suy nhược Thần kinh hiệu quả bằng châm cứu

      (Thần Kinh Suy Nhược - Neurasthenie - Neurasthenia)

      Bệnh suy nhược thần kinh là một bệnh rối loạn chức năng của vỏ não, Chủ yếu là sự mất thăng bằng nơi hai quá trình hoạt động hưng phấn và ức chế. là bệnh tâm căn phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam bệnh thần kinh suy nhược chiếm 3 – 4%, ở các Phương Tây chiếm tới 5 – 10% số dân. Chiếm 60% trong số các bệnh tâm căn. Gặp ở người lao động trí óc nhiều hơn ở chân tay, ở thành thị lớn hơn ở nông thôn, nam chiếm nhiều hơn nữ, tuổi thường gặp 20-50 tuổi.

      Là một loại bệnh phổ biến hiện nay mà nhiều người gọi nó là căn bệnh của thời đại, như người ta lo toan tính toán mất quá nhiều thời gian vào công việc để làm sao kiếm nhiều tiền, rất ít thời gian để nghỉ ngơi giải trí, mất đi sự thanh nhàn thêm vào đó có quá nhiều sang chấn tâm lý (Stress), đó là yếu tố thuận lợi để cho bệnh phát sinh, phát triển.

      Bạn hay than phiền về tính dễ bị kích thích, hay mệt mỏi, âm ỉ đau đầu, giấc ngủ bị rối loạn, mất tập trung trong công việc, giảm hứng thú, có biểu hiện bằng trầm cảm, lo âu hoặc sợ hãi.

      Các chứng Mất ngủ (Thất miên, Bất mị), Tim đập hồi hộp (Chinh xung), Lo sợ (Kinh Quý), Hay quên (Kiện vong), chứng Uất, Đầu nhức, Hư tổn, Di Mộng tinh của Y học cổ truyền có những triệu chứng của bệnh Thần kinh suy nhược. Thường gặp nơi thanh và tráng niên.

      Nguyên nhân

      Chủ yếu là do thất tình: lo buồn, suy nghĩ, uất ức, sợ hãi, phẫn nộ, ưu tư... quá mức đều có thể gây ra bệnh.

      Thường là hậu quả của 1 bệnh mạn tính làm ảnh hưởng đến Tâm, Can, Tỳ, Thận. Các tạng này suy, gây nên bịnh.

      Stress

      Thường là nhiều sang chấn tích lại, cường độ thường trường diễn, làm cho người bị sang chấn luôn ở trạng thái lo âu, áy náy, căng thẳng nội tâm. Trạng thái đó không tìm ra được phương hướng giải quyết, tức là người bệnh luôn ở trạng thái tự kiềm chế, ức chế (lúc đầu còn bù trừ, nhưng về sau do một yếu tố không thuận lợi, bệnh phát sinh).
      Suy nhược thần kinh phải có stress tâm lý, nếu không chỉ là hội chứng suy nhược.


      Nguyên nhân chính của bệnh là sự căng thẳng cảm xúc kéo dài dẫn đến suy nhược thần kinh. Gọi là bệnh tâm căn suy nhược, nếu bệnh chủ yếu do chấn thương tâm thần gây ra. bệnh tâm căn suy nhược là một trạng thái mệt mỏi, dễ bị kích thích, kèm theo lo âu.

      Do những nhân tố gây chấn thương tâm thần tác động trên người bệnh, thông thường cường độ không mạnh lắm nhưng kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu là do các chấn thương tinh thần và hoàn cảnh xung quanh kéo dài như mâu thuẫn giữa quyền lợi cá nhân và yêu cầu xã hội, thất bại trong công việc và đời sống, mâu thuẫn và bất hòa với tập thể, bị nghi ngờ oan uổng, mâu thuẫn trong đời sống cá nhân và gia đình, thất bại trong tình yêu, vợ chồng không hòa hợp, con cái bị tàn tật, bị hư hỏng, người thân chết, xung đột giữa nhân cách người bệnh với môi trường sinh sống xung quanh. Yếu tố chấn thương tinh thần gây bệnh có thể ít hay nhiều, thường gặp chấn thương trường diễn kế tục nhau hoặc kết hợp với nhau.

      Bệnh suy nhược thần kinh thường xuất hiện từ từ sau một thời gian sang chấn và biểu hiện rõ khi gặp thêm một nhân tố thúc đẩy. Các nhân tố thúc đẩy như loại hình thần kinh yếu, lao động trí óc quá mức, quá mệt mỏi, cuộc sống quá căng thẳng, nơi sống và nơi làm việc có nhiều nhân tố kích thích, tiếng ồn, điều kiện làm việc phức tạp, những bệnh viêm nhiễm mạn tính: viêm mũi, viêm túi mật, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng; những bệnh nhiễm độc mạn tính: nhiễm độc rượu, thiếu dinh dưỡng kéo dài, kiệt sức, thiếu ngủ lâu ngày.

      Nhân cách

      Theo Paplov, thường gặp ở loại hình trung gian yếu hay loại mạnh không thăng bằng, tính cách lặn vào trong (introvertre), Biểu hiện thường luôn luôn trật tự, ngăn nắp, ít xã giao, luôn thận trọng, hay tự kiểm tra mình, hay lo xa nghĩ kỹ.

      Môi trường cơ thể

      Đóng vai trò khởi tác phương thức tác động:
      – Khởi tác thúc đẩy, đẩy giai đoạn bù trừ đến mất bù trừ.
      – Làm suy yếu, yếu tố cơ thể và hoạt động thần kinh cao cấp, tạo điều kiện cho stress tác dụng gây bệnh. Ví dụ như : vợ chồng ly hôn, đột nhiên bệnh nhân bị sốt xuất huyết rồi xuất hiện thần kinh suy nhược. Cần hiểu nguyên nhân do stress hay do sốt xuất huyết.Chữa suy nhược thần kinh

      Cơ chế phát sinh suy nhược thần kinh rất phức tạp, theo các thầy thuốc Nga từ lúc bắt đầu mắc bệnh đến khi hình thành các thể lâm sàng, quá trình sinh ký não biến đổi qua 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn tương ứng với dấu hiệu lâm sàng nhất định, bệnh lý chủ yếu của bệnh tâm căn suy nhược là rối loạn liên hệ lưới – vỏ não. Do đó các dòng xung đột từ bên ngoài vào không được sàng lọc qua tổ chức lưới thân não dồn cả lên vỏ não. Vì thế vỏ não không chịu đựng nổi dẫn đến sự suy yếu ức chế, suy yếu quá trình hưng phấn và cuối cùng hậu quả của sự quá căng thẳng quá trình thần kinh tâm thần trong vỏ não đi đến sự ức chế giới hạn.
      Giai đoạn đầu do tính chất suy yếu quá trình ức chế trong bệnh cảnh lâm sàng biểu hiện trạng thái kích thích, bùng nổ, khí sắc dao động trong ngày, mất tập trung, khó ngủ. Giai đoạn hai suy yếu quá trình hưng phấn, biểu hiện chống mệt mỏi, bối rối, giảm chú ý, đau đầu, dễ cảm xúc. Giai đoạn ba ức chế, giới hạn bảo vệ tế bào thần kinh não, tránh những kích thích quá mức, hậu quả là suy yếu cả quá trình ức chế và quá trình hưng phấn, biểu hiện trạng thái ức chế, bàng quan, vô cảm hoặc trầm cảm, có khuynh hướng phát sinh ám ảnh sợ. Các giai đoạn sinh lý bệnh trên trong quá trình thay đổi gây nên các triệu chứng rất đa dạng và phức tạp.

      Triệu chứng

      Người mệt mỏi, thường thấy choáng váng, đầu căng, nặng, tai ù, mắt mờ, trí nhớ giảm sút, nóng ruột, bồi hồi, đứng ngồi không yên, buồn phiền, tinh thần mỏi mệt, thích ngủ, chân tay mỏi yếu, mất ngủ, hay mơ, dễ bị xúc động, hồi hộp, run rẩy, chân tay lạnh, không muốn ăn, muốn ói, ói mửa, bụng trên đầy trướng, di tinh, tiết tinh. Bệnh này thường thấy ở người suy nghĩ quá mức.

      1. Hội chứng suy nhược thần kinh

      1.1. Trạng thái kích thích suy nhược:

      Bản chất biểu hiện một số suy yếu về quá trình ức chế, tức là bệnh nhân ở trạng thái hưng phấn lan tỏa.
      Biểu hiện: bệnh nhân dễ cáu kỉnh, dễ kích thích, dễ nhạy cảm với các kích thích, thông thường khó tập trung, khó nhớ. Bệnh nhân dễ bị kích thích, bất cứ 1 kích thích nhỏ nào cũng làm cho bệnh nhân khó chịu như tiếng ồn ngoài phố, tiếng nói chuyện to, tiếng cười, tiếng động của 1 vật rơi… tất cả đều làm cho người bệnh bực tức. Sự kích thích dễ bùng và cũng dễ tắt để thay thế nhanh bằng phản ứng suy nhược, chóng mệt mỏi, có thể hưng phấn làm việc hăng hái 1 thời gian nhưng sau đó lại suy nhược kéo dài. Lúc đầu người bệnh phản ứng, bực tức trong gia đình, trong công việc về sau trong mọi trường hợp. Do dễ bị kích thích người bệnh tỏ ra thiếu nhẫn nại, ai làm điều gì không vừa ý hoặc chậm trễ thì gắt gỏng bực tức ngay, nóng nảy, cáu gắt, phản ứng quá mức. Bệnh nhân kém kiên nhẫn, không chịu nổi khi phải chờ đợi, đợi tàu xe lâu người bệnh cảm thấy sốt ruột, đi đi lại lại không chịu ngồi yên 1 chỗ. Khi có ý định làm việc gì bệnh nhân muốn nôn nóng làm ngay nhưng khó làm, lại mau chán, mệt mỏi hay bỏ cuộc. Thời kỳ đầu nghỉ ngơi còn đỡ mệt, về sau nghỉ ngơi cũng không có tác dụng.

      Căn nguyên sang chấn tâm lý (Stress) gây ra với bộ ba triệu chứng hay găp là đau đầu, mất ngủ, kích thích suy nhược, và các triệu chứng cơ thể vô cùng đa dạng như tức ngực, khó thở đau cột sống, tê tay chân, giảm tình dục…, đây là bệnh rối loạn chức năng chưa có tổn thương thực thể. Tuy nhiên, hiện nay người ta đã khẳng định rằng, các rối loạn chức năng này nếu không sớm được khắc phục và điều trị sẽ dẫn đến tổn thương thực thể.

      1.2. Đau đầu:

      Bệnh nhân có cảm giác căng hơn là đau dữ dội, căng đau lan tỏa hơn là đau khu trú, căng đau bề nông hơn là đau bề sâu, đau luôn thay đổi, phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc (khác u não: đau dữ dội khu trú, chiều sâu, thuốc giảm đau không đỡ).


      Người bệnh thường than phiền đau đầu âm ỉ, đau toàn bộ hay khu trú ở vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương. Có cảm giác như đội mũ, thắt khăn chặt, đau đầu tăng lên khi có kích thích, suy nghĩ, lo lắng có thể kèm theo chóng mặt, choáng vángThời gian xuất hiện nhức đầu rất khác nhau tuỳ từng bệnh nhân, có thể đau suốt ngày hoặc 1 vài giờ, nhức đầu thường tăng lên khi xúc động hay mệt mỏi và giảm khi thoải mái, ngủ tốt.

      1.3. Rối loạn giấc ngủ: 87% là mất ngủ, còn 5% là ngủ nhiều.

      – Ít ngủ: do trạng thái kích thích suy nhược, càng không ngủ thì càng hưng phấn lan tỏa. Giấc ngủ nông dễ mộng, tần số mộng tăng và phần nhiều là ác mộng.
      Mất ngủ cũng là một trong những triệu chứng chủ yếu của suy nhược thần kinh. Có một số người ngủ ít, nhưng ban ngày họ vẫn có thể tràn trề tinh thần làm việc, học tập, đầu óc rất sáng suốt, tình cảm rất bình ổn, rất ít bực bội, tức giận. Còn mất ngủ do suy nhược thần kinh thì giấc ngủ thường không sâu, có nhiều chiêm bao mộng mị, có người nằm mãi không ngủ được, trằn trọc nóng lòng chờ giấc ngủ vì thế lại càng không ngủ được, có người chỉ ngủ được đến nửa đêm rồi tỉnh dậy dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không sao ngủ được, có người thức trắng suốt đêm. Ánh sáng, tiếng động, tiếng ồn ào làm cho người bệnh khó ngủ, sáng dậy người bệnh mệt rã rời; uể oải, cảm thấy toàn thân nặng nề đặc biệt là tay chân. Ban ngày người bệnh lại buồn ngủ, ngủ gà nhưng lên giường nằm lại không ngủ được và dùng thuốc an thần không có kết quả hoặc kết quả không đáng kể.

      – Ngủ nhiều: vì trạng thái trên kéo dài gây suy yếu cả trạng thái hưng phấn lan tỏa. Bệnh nhân mộng nhiều phần nhiều là ác mộng. Bệnh nhân ngủ dễ nhưng mệt mỏi.

      2. Rối loạn cảm giác, giác quan.

      Hoa mắt, choáng mặt, nóng lạnh, đau buốt. Rối loạn trên gặp nhiều và thường thay đổi trạng thái tâm lý bệnh vì bệnh nhân luôn ở trong trạng thái dễ nhạy cảm và phần nào cũng dễ bị ám thị.
      Các triệu chứng cơ thể và thần kinh: đau cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng, buốt xương sống, rối loạn cảm giác, giác quan và nội tạng : chóng mặt, hoa mắt, mờ mắt, cảm giác đau nhức cơ, cảm giác khó chịu ngoài da như
      kiến bò, kim châm, nóng lạnh, tê, buồn… tăng phản xạ gân xương : run tay, run lưỡi, mi mắt…

      3. Rối loạn thần kinh thực vật nội tạng.

      Tim mạch: hồi hộp, đau vùng ngực, nhịp nhanh, có thể có thổi tâm thu.Khám bệnh suy nhược thần kinh
      Tiêu hóa: cảm giác buồn nôn, nôn, ăn không ngon, trướng bụng, đầy hơi, táo bón.
      Sinh dục, tiết niệu:
      + Nam: bất lực sinh dục.
      + Nữ: rối loạn kinh nguyệt.
      Đó chỉ là những rối loạn chức năng. Nếu là thực thể thì lại là bệnh cơ thể tâm sinh (bệnh cơ thể xảy ra sau một stress tâm lý).
      Rối loạn cảm xúc: khí sắc trầm, dễ mủi lòng, dễ xúc động (trạng thái trầm cảm nhẹ).
      Lo lắng: là một triệu chứng của tất cả các bệnh tâm căn, càng lo âu thì bệnh càng tiến triện nặng. Nếu nó nổi bật thành hội chứng thì sẽ chẩn đoán là bệnh lo âu tâm can.
      Tiêu chuẩn khác: khó chú ý chủ động, khó tập trung, khó thở.
      Các rối loạn thần kinh thực vật nội tạng rất đa dạng: mạch không ổn định khi nhanh khi chậm, huyết áp dao động với chiều hướng hạ, đánh trống ngực, đau vùng tim, tiếng thổi tâm thu chức năng, cảm thấy khó thở, hụt hơi không liên quan tới suy tuần hoàn, hô hấp. Thân nhiệt tăng hoặc giảm nhẹ, không đều ở các khu vực khác nhau trong cơ thể. Rối loạn tiêu hóa : đầy bụng, táo bón, ăn mất ngon, chán ăn, tăng tiết mồ hôi ở tay, chân hay khắp người. Di tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, lãnh khí, rối loạn vòng kinh, đau bụng khi hành kinh, tăng hay giảm bạch cầu, đường huyết, các rối loạn trên thường biến đổi và đặc biệt tăng hay giảm theo tác động tăng hay giảm của yếu tố chấn thương tâm thần.
      Các triệu chứng tâm thần: rối loạn cảm xúc, cảm xúc không ổn định, Bệnh nhân dễ xúc động, mủi lòng, dễ khóc, lo lắng, mất tự chủ, khí sắc giảm, không cầm được nước mắt khi xem phim, hồi hợp lo âu, lo lắng về bệnh tình, càng lo âu bệnh càng tiến triển xấu, bệnh càng tiến triển xấu lại càng lo âu, khí sắc hơi trầm, giảm nhiệt tình trong công việc, có khi mất hứng thú cả những thú vui trước đây. Khả năng tập trung chú ý kém, trí nhớ giảm sút nên khả năng học tập và công tác đều bị hạn chế.

      Người bệnh thường than phiền trí nhớ giảm sút thường hay quên đồ dùng hàng ngày, quên tên những người vừa mới gặp, quên công việc mới giao nhận hôm trước, nhưng quá trình phát triển bệnh của mình ra sao đã khám và điều trị ở đâu thì người bệnh lại nhớ rất tỉ mỉ. Hành vi tác phong của người bệnh cũng thay đổi, đi lại hối hả, đứng ngồi không yên, động tác không dứt khoát, ngón tay run rẩy.

      Tuy nhiên, theo Y học cổ truyền có thể phân làm 4 loại sau:

      1 - CAN TỲ KHÔNG HÒA: tinh thần uất ức, dễ cáu giận, ngực nặng, sườn đau, muốn ói, ói mửa, bồn chồn không yên, bụng đầy trướng, đau, ăn uống kém, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền.

      2 - THẬN ÂM HƯ - CAN HỎA VƯỢNG: mất ngủ, hay chiêm bao, di tinh, vùng tim và ngực nặng, nóng, đầu choáng váng, hồi hộp, run rẩy, chất lưỡi hồng, mạch Tế, Huyền, Sác.

      3 - THẬN KHÍ HƯ SUY: lưng đau, di tinh, tả o tinh, tiết tinh, liệt dương, chân tay lạnh, đầu choáng, mắt hoa, tinh thần mỏi mệt, chân tay mỏi yếu, mạch Trầm, Tế, Nhược.

      4 - TÂM TỲ LƯỠNG (ĐỀU) HƯ: mất ngủ, đầu đau, hay chiêm bao, hồi hộp, ăn uống kém, ngắn hơi, mệt mỏi, lưỡi có rêu, mạch Tế, Nhược.

      Điều trị suy nhược thần kinh bằng châm cứu

      1- Châm Cứu Học Thượng Hải: An Tâm thần, bổ Thận khí, điều Can Tỳ.

      Huyệt chính: Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn + Ấn Đường xuyên đến vùng Tâm + An Miên + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thái Khê (Th.3) .

      Can Tỳ không hòa: thêm Hành Gian (C.2) + Trung Quản (Nh.12) + Can Du (Bq.18) + Tỳ Du (Bq.20).

      Âm Hư Dương Thịnh: thêm Tâm Du (Bq.15), Khích Môn (Tb.4) + Thận Du (Bq.23) + Phong Trì (Đ.20) + Ty Trúc Không (Ttu.23).

      Thận khí Suy: thêm cứu Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) + Khí Hải (Nh.6). Kích thích vừa, lưu kim khoảng 10 phút.

      Ý nghĩa: Bá Hội, Thái Xung, Nội Quan, Thái Khê để bổ Thận, bình Can, an tâm thần, thanh Tâm; Thận Du, Mệnh Môn, Quan Nguyên để ôn bổ cho Thận khí; Bá Hội, Nội Quan, Túc Tam Lý, Tam Âm Giao để bổ Tâm Tỳ.

      2- Cứu Trung Quản (Nh.12) 50 tráng + Quan Nguyên (Nh.4) 100 tráng (Biển Thước Tâm Thư).

      3- Mục Song (Đ.16) + Lạc Khước (Bq.8) + Bá Hội (Đc.20) + Thân Mạch (Bq.62) + Chí Âm (Bq.67) (Thần Ứng Kinh).

      4- Ngư Tế (P.10) + Thiếu Thương (P.11) + Công Tôn (Ty.4) + Giải Khê (Vi.41) + Chí Âm (Bq.67) + Uyển Cốt (Ttr.4).

      Nếu mộng, di tinh, cứu Trung Phong (C.4) 100 tráng hợp với Chí Thất (Bq.52), Cao Hoang (Bq.43) (Phổ Tế Phương).

      5- Thần Môn (Tm.7) + Nội Quan (Tb.6) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Bá Hội (Đc.20) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

      6- Nhóm 1: Phong Trì (Đ.20) + Đại Trữ (Bq.11) + Tâm Du (Bq.15) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Quan Nguyên (Nh.4) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36)

      Nhóm 2: Thiên Trụ (Bq.10) + Thân Trụ (Đc.12) + Quyết Âm Du (Bq.14) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải (Nh.6) + Thông Lý (Tm.5) + Tam Âm Giao (Ty.6) (Trung Quốc Châm Cứu Học).

      7- Nhóm 1: Thiên Trụ (Bq.10) + Phong Trì (Đ.20) + Uyển Cốt (Ttr.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Thân Trụ (Đc.12) + Can Du (Bq.18) + Đở m Du (Bq.19) + Tỳ Du (Bq.20) + Vị Du (Bq.19) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Đại Trường Du (Bq.25) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tam Âm Giao (Ty.6).

      Nhóm 2: Tiền Đỉnh (Đc.21) + Bá Hội (Đc.20) + Tín Hội (Đc.22) + Đầu Lâm Khấp (Đ.15) + Dương Bạch (Đ.14) + Đầu Duy (Vi.8) + Bản Thần (Đ. 13) + Suất Cốc (Đ.8).

      Hoặc: Hậu Đỉnh (Đc19) + Phong Phủ (Đc.16) + Á Môn (Đc.15) + Ngọc Chẩm (Bq.9) + Thiếu Hải (Tm.3) + Thông Lý (Tm.5) + Phong Trì (Đ.20) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Thiên Liêu (Ttu.15) + Khúc Viên (Ttr.13) + Phế Du (Bq.13) + Cao Hoang (Bq.43) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

      8- An Miên + Thần Môn (Tm.7) + Nội Quan (Tb.6), châm kích thích vừa, hoặc mạnh, lúc đi ngủ, ngày 1 lần.

      Nếu không đỡ, thêm Ế Minh, Túc Tam Lý (Vi.36), Tam Âm Giao (Ty.6) (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

      9- An Miên 1 + An Miên 2 (Châm Cứu Học HongKong).

      10- Bình Can, tiền dương, tư âm, giáng Hoả, bổ Thận hoặc bổ Tâm tỳ, an thần.

      -Thận Âm Hư, Can Dương Vượng: Bá Hội (Đc.20) + Nội Quan (Tb.6) + Thái Xung (C.3) + Thái Khê (Th.3) đều châm tả .

      -Thận Khí suy: Bá Hội (Đc.20) +Thận Du (Bq.23) + Mệnh Môn (Đc.4) + Quan Nguyên (Nh.4) đều châm bổ hoặc cứu.

      -Tâm Tỳ Đều Hư: Bá Hội (Đc.20) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6), châm bổ (Châm Cứu Học Việt Nam).

      11- Nội Quan (Tb.6) + Thần Môn (Tm.7) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thái Khê (Th.3). Dùng huyệt Nội Quan làm chính, tùy bệnh chứng phối hợp với các huyệt khác cho thích hợp (‘Thiểm Tây Trung Y Tạp Chí’ số 75/1985).

      Kết hợp trong điều trị:

      - Thuỷ châm : dùng các vitamin nhóm B và các thuốc có tác dụng dinh dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh. Chọn các huyệt ở vùng có nhiều cơ như­ : Thận du, Túc tam lý, Phong trì, Khúc trì...


      -  Xoa bóp bấm huyệt là một tác động cơ học trực tiếp lên các điểm cảm thụ về xúc giác của da, cơ và hệ thần kinh. Làm thay đổi về tuần hoàn, về thần kinh – thể dịch từ đó có những ảnh hưởng tích cực đến tiến triển của bệnh.

      Để phòng ngừa và điều trị bệnh viêm, teo thần kinh thị giác hiệu quả chúng tôi khuyến khích người bệnh sử dụng sản phẩm Kim Châm Cứu Vô Trùng dùng một lần ARLO Khánh Phong sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất mà không gây tác dụng phụ, biến chứng nguy hiểm và dễ dàng sử dụng

      ✔ Sử dụng luôn
      ✔ Không mất thời gian tiệt trùng
      ✔ Đảm bảo an toàn khi châm cứu.

      ****************
      Mọi chi tiết xin liên hệ:
      CÔNG TY CP XNK KHÁNH PHONG
      Số 15, ngõ 2 Nhân Hòa, P. Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, HN
      Văn phòng giao dịch: Số 60 - Nhân Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
      ĐT: 0435574351 - FAX: 0435579904
      Web: www.khanhphong.com
      FB: https://goo.gl/I9XoiT
      Nguồn: Tổng hợp
      • Blogger Comments
      • Facebook Comments

      0 nhận xét:

      Đăng nhận xét

      Item Reviewed: Điều trị suy nhược Thần kinh hiệu quả bằng châm cứu Rating: 5 Reviewed By: Unknown