728x90 AdSpace

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Điều trị bệnh suy tim hiệu quả bằng châm cứu

(Tâm Lực Suy Kiệt - Insuffisance Cardiaque - Cardiac Failure)

Tim suy mạn còn gọi là Suy Tuần Hoàn Kinh Diễn, là trạng thái cơ tim bị bệnh hoặc cơ năng của tim không điều hòa,tim không đủ khả năng cung cấp đủ máu để đáp ứng yêu cầu đủ oxy cho sự hoạt động của cơ thể. Suy tim không phải là một bệnh riêng, mà là hậu quả của suy tim có thể dẫn tới những bệnh khác như tăng huyết áp, tăng áp động mạch phổi, các bệnh van tim, cơ tim, mạch vành... và nghiêm trọng nhất là có thể dẫn đến tử vong.




Suy tim tuy nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều dẫn đến 2 hậu quả chính là:
1. Lưu lượng máu của tim kém: Tức là số lượng máu do tim bơm ra cung cấp cho các cơ quan ngoại biên trong một phút giảm đi. Bình thường lưu lượng máu của tim là 5 lít ở người trưởng thành, nay chỉ còn khoảng 2-3 lít.
2. Áp lực tĩnh mạch ngoại biên và áp lực nhĩ tăng.
Hậu quả đó ảnh hưởng lớn đến các nội tạng chính như:
Thận: Máu qua thận ít, bệnh nhân tiểu ít.
Gan: Máu ứ đọng ở gan (gan to ra, tĩnh mạch cổ nổi).
Phổi: Máu, ứ đọng ở tiểu tuần hoàn gây nên khó thở.
Tim: Máu vào các động mạch vành ít đi, tim thiếu máu, cơ tim thiếu oxy, tim to ra, suy tim nặng.
Suy tim thường chia 8 loại nhưng có liên quan ảnh hưởng với nhau: suy tim phải, suy tim trái và suy tim.
Nếu được phát hiện sớm, suy tim có thể trị khỏi và phòng được.


Y học cổ truyền xếp loại bệnh này vào loại ‘Tâm Thận Dương Khí Suy Yếu’.

Trước đây người ta cho rằng bệnh ở tạng Tâm không thể dùng châm cứu chữa trị, thậm chí còn cấm dùng châm. Hiện nay, người ta nhận thấy châm cứu có khả năng cải thiện cơ năng của tim và đã góp phần giải quyết bệnh này.

Y văn cổ truyền không có chứng suy tim nhưng theo triệu chứng lâm sàng, bệnh thuộc phạm trù các chứng ‘Tâm Quí’,’Chinh Xung’, 'Khái Suyễn', ‘Đàm Ẩm’, ‘Thủy Thủng', ‘Ứ Huyết’, ‘Tâm Tý’, và cách chữa trị thường có thể tham khảo cách chữa của các bệnh này.

Nguyên nhân và cơ chế bệnh có thể phân tích lý giải như sau:
1) Khí Huyết Hư: ‘tâm quí’ (lo sợ) là triệu chứng thường thấy trong bệnh suy tim hoặc do chính khí suy, ngoại tà xâm nhập, do dương khí suy không ôn dưỡng tâm mạch, tâm dương bất túc sinh ra tâm quí. Do dương hư không chế được thủy, thủy khí thượng nghịch sinh ra hồi hộp, hoặc bệnh lâu ngày, tâm huyết bất túc, tâm không được nuôi dưỡng đủ hoặc thận dương hư tổn, âm hư hỏa vượng, tâm hỏa bốc lên cũng sinh chứng ‘tâm quí’.
2) Bệnh Tâm Phạm Phế: Khó thở (khí suyễn) là chứng thường gặp trong bệnh suy tim. Bệnh nhẹ thì sau khi lao động mệt mới khó thở, nặng thì ngồi cũng khó thở, kèm ho, đờm nhiều bọt màu hồng. Thiên ‘Khái Luận’ (Tố Vấn 38) viết: “Triệu chứng tâm khái là ho kèm đau ở mỏm ức (tâm thống)”.
Ho suyễn cần phân biệt hư thực hoặc bản hư tiêu thực Sách ‘Cảnh Nhạc Toàn Thư’ viết: ‘Thực suyễn hơi thở dài có dư, hư suyễn hơi thở ngắn không liên tục”, rất có ý nghĩa trong điều trị. Khó thở trong suy tim hầu hết là hư thực lẫn lộn, tâm phế thận cùng mắc bệnh.
3) Huyết Ứ: Tâm chủ huyết, tâm suy thì tâm khí suy, huyết vận hành kém nên sinh ra huyết ứ, xuất hiện các triệu chứng: Mặt, lưỡi, môi và cả móng chân tay tím bầm.
4) Phù thũng : Trong suy tim, phù thường xuất hiện từ từ, phù lõm bắt đầu từ bàn chân, nằm gác chân cao thì phù giảm nhẹ, đi nhiều phù tăng, thuộc âm thủy, do sự suy giảm chức năng của các tạng tâm, tỳ, phế, thận.

Nguyên nhân bệnh suy tim

Chủ yếu do dương khí của Tâm và Thận suy. Dương Khí của Tâm suy yếu làm cho sự vận hành của máu bị trở trệ. Dương khí của Thận suy làm cho chức năng thu nạp khí kém, khí hóa thất thường, Thuỷ thấp ngưng trệ, gây ra phù, hồi hộp...

Triệu chứng bệnh suy tim

Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:

1 - Tâm Dương (trái) Suy: Tim hồi hộp, ngực đầy tức, hô hấp khó khăn, tinh thần mỏi mệt, uể oải, sắc mặt xanh tím, móng tay nhạt, ho khạc ra máu hoặc khạc ra đờm bọt có lẫn máu, màu rỉ sắt, sợ lạnh, tay chân mát, hay chóng mặt, ngủ không yên, ăn kém, chất lưỡi nhạt, mạch Tế Nhược.

2 - Tâm Phải Suy, Khí Trệ Huyết Ứ: Tim hồi hộp, ngực đầy tức, khó thở, tĩnh mạch nở lớn, gan sưng to, không muốn ăn uống, muốn nôn, tiểu ít, toàn thân phù, móng tay tím, môi và chất lưỡi cũng có màu tím, mạch Trầm, Tế Sáp hoặc Kết.



Điều trị bệnh suy tim

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Ích nguyên, cố bản, cường kiện tâm thần.

Huyệt chính:

Nhóm 1: Gian Sử (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Thiếu Phủ (Tm.8).

Nhóm 2: Khích Môn (Tb.4) + Khúc Trạch (Tb.3) + Nội Quan (Tb.6).

Huyệt phụ:

Bổ trung ích khí (điều tiết cơ năng trường vị): Khí Hải (Nh.12) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36) .

Bổ ích chân nguyên, hành vận hạ tiêu: Khí Hải (Nh.6) +Quan Nguyên (Nh.4) + Quy Lai (Vi.29).

Thông dương lợi Thuỷ (lợi niệu, tiêu Thuỷ thũng): Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Phi Dương (Bq.58) + Phục Lưu (Th.7) + Thuỷ Đạo (Vi.28) + Thuỷ Tuyền (Th.5) + Thuỷ Phân (Nh.9) + Trung Cực (Nh.3) xuyên Khúc Cốt (Nh.2).

Hành ứ (trị gan sưng to): Chương Môn (C.13) + Can Du (Bq.18) + Thái Xung (C.3).

Bình suyễn, giáng nghịch, trấn khái, khứ đờm: Du Phủ (Th.27) + Đàn Trung (Nh.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Phế Du (Bq.13) + Thiên Đột (Nh.22) + Thiếu Phủ (Tm.8).

Chọn 1 trong 2 nhóm huyệt chính, rồi tùy theo bệnh chứng lâm sàng mà chọn dùng thêm các huyệt ở nhóm huyệt phụ. Mỗi lần châm 6 - 7 huyệt. Châm sâu, kích thích mạnh, hễ đắc khí là rút kim. Mỗi ngày 1 lần. 7 - 10 ngày là 1 liệu trình.

Ý nghĩa: Thiếu phủ để trị bệnh ở Tâm; Nội Quan, Gian Sử, Khích Môn, Khúc Trạch đều thuộc Tâm bào, có liên hệ với Tâm, 2 kinh này phối hợp có tác dụng cường tâm an thần.

2- Âm Khích (Tm.6) + Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thông Lý (Tm.5) (Châm Cứu Đại Thành).

3- Đại Chung (Th.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Nội Quan (Tb.6) + Phong Trì (Đ.20) + Thần Môn (Tm.7) + Thận Du (Bq.23) + Thiên Trụ (Bq.10) + Thông Lý (Tm.5) + cứu Thần Đạo (Đc.11) + Túc Tam Lý (Vi.36)(Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).

4- Thốn Bình (Châm Cứu Học HongKong).

5- Ích nguyên cố bản, cường kiện tâm thần.

Huyệt chính:

Nhóm 1: Nội Quan (Tb.6) + Tâm Du (Bq.15) + Thiếu Phủ (Tm.8).

Nhóm 2: Cao Hoang (Bq.43).+ Cự Khuyết (Nh.17) + Khích Môn (Tb.4).

Huyệt phụ: Du Phủ (Th.27) + Đàn Trung (Nh.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Hải (Nh.6) + Mệnh Môn (Đc.2) + Phục Lưu (Th.7) + Quan Nguyên (Nh.4) + Quy Lai (Vi.29) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Thần Đạo (Đc.11) + Thuỷ Tuyền (Th.5) + Trung Quản (Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36).

Chọn dùng 1 trong 2 nhóm huyệt chính, phối hợp với 2 - 4 huyệt phụ theo bệnh chứng lâm sàng. Mới đầu kích thích nhẹ, sau đó mạnh dần và kéo dài rồi rút kim. Khi bệnh đã chuyển biến tốt, tương đối tạm ổn, mỗi tuần vẫn nên châm thêm huyệt Nội Quan và Túc Tam Lý (Châm Cứu Học Việt Nam).

Chú ý

(Đối với người bệnh suy tim nặng, phải nghỉ ngơi một thời gian.

(Châm có thể điều chỉnh cơ năng của tim, không cần phải uống thuốc có chất Dương địa hoàng (Digital) lâu dài. Tuy nhiên, nếu tim bị quá suy, không nên bỏ thuốc sớm quá. Khi bị Cảm nhiễm hoặc lao động quá sức làm cho tim bị ảnh hưởng thì cần phải phối hợp cho uống Digital trong một thời gian ngắn.

(Nếu do bị Cảm làm cho tim mệt thêm, phải trị Cảm trước.

(Bệnh đã đỡ rồi cũng nên châm thêm huyệt Nội Quan (Tb.6) và Túc Tam Lý (Vi.36) mỗi tuần 2 - 3 lần để củng cố thêm kết quả điều trị.

Chữa bệnh suy tim theo y học cổ truyền.

1. Suy tim Thể khí âm hư:

Triệu chứng: tim hồi hộp, khó thở, suyễn, mệt mỏi, choáng váng, ra mồ hôi trộm hay tự ra mồ hôi, hai gò má đỏ, chất lưỡi đỏ, mạch kết đại.
Nếu trường hợp bệnh nặng thấy khí hư kèm theo huyết hư, chất lưỡi nhạt, lưỡi bệu có vết hàn răng toát mồ hôi, khạc ra máu…

Phương pháp chữa: Ích khí liễm âm. Nếu khí huyết đều hư thì bổ khí huyết.
Bài thuốc:
Bài 1: Sinh mạch thang gia giảm.

Đẳng sâm 20g Ngũ vị tử 20g
Mạch môn 20g Cam thảo 6g
Nếu có hiện tượng sung huyết gây khó thở, túc ngực thêm Đào nhân 8g, Hồng hoa 8g, Đan sâm 16g.

Nếu ho ra máu thì thêm cỏ nhọ nồi sao đen 20g, Trắc bách diệp 20g.

Phân tích bài thuốc:

Đẳng sâm: bổ phế khí.

Mạch môn: nhuận phế tả nhiệt.

Ngũ vị tử: liễm phế để thâu lại khí đã hao tán( liễm khí).

Cam thảo: điều hòa, bổ khí.

Bài 2: Nếu khí huyết hư :

Triệu chứng: Tim hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, đầu váng, mắt hoa, hụt hơi, ngại nói, môi nhợt, sắc mặt tối, chất lưỡi nhợt bệu, rêu mỏng, mạch tế vô lực.
Pháp điều trị: Bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần.
dùng bài: Sinh mạch thang gia thêm.

Thục địa 16g Bạch thược 12g
Đương quy 12g Đan sâm 12g
Hoặc bài “ bát trân thang gia giảm”.

Thục địa 16g Bạch truật 20g
Phục linh 16g Xuyên khung 12g
Đương quy 12g Ngưu tất 12g
Bạch thược 12g Đan sâm 12g
Đẳng sâm 16g Hồng hoa 12g
Ý dĩ 16g Cam thảo 4g
Phân tích bài thuốc:

Đẳng sâm, bạch truật : Bổ ích khí.

Thục địa, đương quy, Bạch thược: bổ huyết, dưỡng huyết.

Đan sâm, Hồng hoa: hoạt huyết, hóa ứ.

Phục linh, Ý dĩ: Lợi thấp.

Hoặc bài: Quy tỳ thang

Châm cứu: Châm bổ các huyệt tâm du, tỳ du, phế du, thận du, túc tam lý, tam âm giao, nội quan…

2. Suy tim Thể tâm dương hư.

Triệu chứng: tim hồi hộp, khó thở, không nằm được, phù toàn thân nhất là chi dưới, đái ít, hay ra mồ hôi, tay chân lạnh, chất lưỡi dính có nhiều điểm ứ huyết mạch trầm tế kết đại.
Phương pháp chữa: ôn dương hoạt huyết lợi niệu.
Bài thuốc: Chân vũ thang gia giảm.
Phụ tử chế 12g Bạch truật 12g
Phục linh 12g Đương quy 12g
Can khương 6g Nhục quế 6g
Sa tiền tử 12g Cam thảo 6g
Đan sâm 16g
Phân tích:

Phụ tử chế, nhục quế: ôn dương, khu hàn.

Phục linh, bạch truật: Kiện tỳ, lợi thủy.

Sa tiền tử: lợi thủy.

Cam thảo: kiện tỳ ích khí.

Đan sâm, đương quy: hoạt huyết dưỡng huyết.

Châm cứu. Cứu các huyệt quan nguyên, khí hải, tam âm giao, túc tam lý, tâm du, tỳ du, thận du.

3. Thể tâm huyết ứ

Triệu chứng: Ngực sườn đau tức, đau vùng tim, Tim hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, đầu váng, mắt hoa, hụt hơi, ngại nói, môi nhợt, sắc mặt tối, chất lưỡi nhợt bệu, rêu mỏng, mạch tế vô lực.
Phương pháp chữa: Hoạt huyết hóa ứ.
Bài thuốc: Đào nhân hồng hoa tiễn gia giảm
Đương quy 15g Uất kim 10g
Đan sâm 15g Hồng hoa 6g
Đào nhân 15g Long Cốt 15g
Mẫu lệ 15g Huyền hồ 12g
Quế chi 10g Xuyên khung 10g
Cam thảo 5g
Hoặc bài: Huyết phủ trục ứ thang gia giảm

4. Thể âm dương khí huyết đều hư: thường là suy tim toàn bộ, tình trạng bệnh nặng.

Triệu chứng: toàn thân mệt mỏi, khó thở nhiều, da mặt trắng bệch, thở gấp, tay chân lạnh, tự ra mồ hôi, phù toàn thân, nước tiểu ít, mạch kết đại.
Phương pháp chữa: ích khí dưỡng âm, ôn dương hoạt huyết.
Bài thuốc:
Bài 1: Độc sâm thang.

Nhân âm 8g.

Sắc uống ít một trong ngày.

Bài 2. Sinh mạch tán

Nhân sâm 8g Ngũ vị tử 8g
Mạch môn 8g Cam thảo 8g
Cách dùng: Sắc uống trong ngày.

Bài 3: Sâm phụ thang và sinh mạch thang gia giảm.

Nhân sâm 8g Ngũ vị tử 12g
Hoàng kỳ 12g Mạch môn 12g
Phụ tử chế 12g Đương quy 12g
Đào nhân 6g Trạch tả 12g
Hồng hoa 8g Sa tiền tử 12g
Đan sâm 16g Long cốt 16g
Phân tích bài thuốc.

Nhân sâm, hoàng kỳ: ích tâm khí.

Đương quy, đan sâm: hoạt huyết dưỡng âm.

Hồng hoa, đào nhân: hoạt huyết.

Ngũ vị: liễm khí.

Trạch tả, sa tiền: lợi niệu.

Châm cứu: chỉ nên cứu vào các huyệt quan nguyên, khí hải, túc tam lý, tam âm giao.

Phòng bệnh suy tim

Chủ động chữa bệnh tại tim và nguyên nhân bất lợi, đề phòng cảm nhiễm.
Ăn thanh đạm, nhiều bữa, kiêng mỡ động vật, hạn chế ăn muối, hạn chế rượu chè, cà phê, thuốc lá.
Chế độ lao động nghỉ ngơi hợp lý.

Để phòng ngừa và điều trị bệnh suy tim hiệu quả chúng tôi khuyến khích người bệnh sử dụng sản phẩm Kim Châm Cứu Vô Trùng dùng một lần ARLO Khánh Phong sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất mà không gây tác dụng phụ, biến chứng nguy hiểm và dễ dàng sử dụng

✔ Sử dụng luôn
✔ Không mất thời gian tiệt trùng
✔ Đảm bảo an toàn khi châm cứu.

****************
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CP XNK KHÁNH PHONG
Số 15, ngõ 2 Nhân Hòa, P. Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, HN
Văn phòng giao dịch: Số 60 - Nhân Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 0435574351 - FAX: 0435579904
Web: www.khanhphong.com
FB: https://goo.gl/I9XoiT

Theo Doisongsuckhoe365 tổng hợp
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Điều trị bệnh suy tim hiệu quả bằng châm cứu Rating: 5 Reviewed By: Unknown