Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa làm cơ thể đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh dẫn đến tử vong mà "chỉ” là một hội chứng tuy khó chịu, nhưng hoàn toàn không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Đây là một hội chứng rất thông thường, mà gần như ai cũng có thể bị.
Rối loạn tiêu hóa thường gặp nơi trẻ nhỏ, thường phát vào mùa Hè - Thu. Bệnh chứng thường nhẹ nhưng nếu do cảm nhiễm vi trùng thì bệnh thường nặng.
Theo những nghiên cứu gần đây, người ta nhận thấy rối loạn tiêu hóa có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó sự bài tiết của chất serotonin nơi tiết hợp thần kinh chạy dọc theo hệ thống tiêu hóa có thể đóng một vai trò chính yếu. Một giả thuyết khác được đưa ra với khí methane thặng dư trong ruột già (và ruột non) đưa đến rối loạn tiêu hóa.
Y học cổ truyền xếp vào loại bệnh của Tỳ Vị (Tỳ Vị Bệnh), tiêu chảy kéo dài.
Nguyên nhân
Vào mùa Hè, Thu cảm phải Thử, Thấp hoặc mùa Đông cảm phải Phong Hàn, ăn uống không điều độ, không sạch sẽ, thức ăn khó tiêu, Tỳ Vị hư yếu, dương hư.
Các nguyên nhân trên làm cho sự vận hóa của Tỳ Vị bị rối loạn làm cho sự thăng giáng thanh hoặc trọc khí mất quân bình, gây ra bệnh.
Triệu chứng
Trên lâm sàng thường gặp hai loại sau:
1 - Thể Thấp Nhiệt Tích Trệ: Nôn mửa, bụng trướng, đại tiện có mùi chua, thối, sốt cao, bồn chồn (bứt rứt trong người), khát, ợ hơi, tiểu ngắn, đỏ rêu lưỡi dầy nhớt, mạch Sác.
2 - Thể Tỳ Hư Hàn Thấp: sắc mặt trắng xanh, đại tiện lỏng lẫn thức ăn không tiêu, mệt mo?i, tay chân lạnh, chất lưỡi nhạt.
Người bị rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần, vì lúc này hệ vi sinh vật trong đường ruột sẽ mất cân bằng (hay còn gọi loạn khuẩn) khiến cho khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng kém dần. Nguy hiểm hơn, khi đường ruột yếu đi có nguy cơ bị các bệnh như: ung thư đại tràng, ung thư ruột kết,…
Điều trị
I. Châm cứu
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Kiện Vận Tỳ Vị, tùy theo chứng trạng mà chọn huyệt.
Huyệt chính: Túc Tam Lý (Vi.36) + Thiên Xu (Vi.25) + Trung Quản(Nh.12) + Tứ Phùng.
Huyệt phụ: Nội Quan (Tb.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thái Xung (C.3) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Khúc Trì (Đtr.11) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Quan Nguyên (Nh.4) + Khí Hải (Nh.6) + Tỳ Du (Bq.20) + Thận Du (Bq.23) + Thiếu Thương (P.11) + Xích Trạch (P.5) + Ủy Trung (Bq.40).
Thường dùng huyệt chính trước, mỗi ngày hoặc cách 1 ngày 1 lần, kích thích vừa. Nếu châm 3-5 lần rồi mà không bớt, có thể châm thêm Khí Hải (Nh.6), Trung Quản(Nh.12), Thiên Xu (Vi.25), đều có thể cứu điếu ngải. Huyệt Tứ Phùng phải chích ra nước vàng.
Nôn mửa thêm Nội Quan (Tb.6).
Tỳ Hư, tiêu chảy lâu không cầm thêm Tỳ Du (Bq.20), Âm Lăng Tuyền (Ty.9), Tam Âm Giao (Ty.6).
Thần trí không tỉnh thêm Nhân Trung (Đc.26).
Tay chân co quắp thêm Hợp Cốc (Đtr.4), Thái Xung (C.3), Dương lăng Tuyền (Đ.34), Khúc Trì (Đtr.11).
Tay chân lạnh thêm Thận Du (Bq.23), Quan Nguyên (Nh.4).
Nếu sốt không dứt thì huyệt Thiếu Thương (P.11), Xích Trạch (P.5), Ủy Trung (Bq.40) đều có thể châm ra máu.
2- Nôn và tiêu chảy, mạch Trầm Tế, tay chân lạnh, cứu phía dưới rốn (tề hạ) 150 tráng (hoặc cứu theo tuổi) (Biển Thước Tâm Thư).
3- Tiêu chảy lâu ngày do hư hàn: Quan Nguyên (Nh.4), Trung Cực (Nh.3), Trung Quản, Lương Môn (Vi.21) . Bụng đau, tay chân lạnh thêm Thiên Xu (Vi.25) . Bụng đầy thêm Tam Âm Giao (Ty.6). Tay chân quyết lạnh thêm Khí Hải (Nh.6) (Thần Cứu Kinh Luân).
4- Huyệt chính: Túc Tam Lý (Vi.36), có thể thêm Đại Trường Du (Bq.25) hoặc Hợp Cốc (Đtr.4) . Kèm Nôn mửa thêm Nội Quan (Tb.6) . Châm, vê kim 10 - 20 phút rồi rút kim. Cũng, có thể cứu thêm Thiên Xu (Vi.25) 3-4 phút để hỗ trợ (‘Trung Y Tạp chí’ 1956).
5- aThấp Nhiệt Tích Trệ: Trừ thấp nhiệt, điều hòa Tỳ Vị: Túc Tam Lý (Vi.36) + Đại Trường Du (Bq.25) + Trung Quản(Nh.12) + Thiên Xu (Vi.25) + Hợp Cốc (Đtr.4).
Có nôn mửa thêm Nội Quan (Tb.6) + Trung Quản(Nh.12) + Cứu Thiên Xu (Vi.25) + Quan Nguyên (Nh.4) + Thần Khuyết (Nh.8).
bThể Tỳ Vị Hư Hàn: Ôn bổ Tỳ Vị, trừ hàn thấp, châm bổ Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Việt Nam).
6- Kiện Tỳ, dưỡng Tâm, điều lý Tỳ Vị. Châm bình bổ bình tả Nội Quan (Tb.6) + Nhân Trung (Đc.26) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Trung Quản(Nh.12) + Vị Du (Bq.21) + Tỳ Du (Bq.20) + Đại Trường Du (Bq.25) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn)
Các bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiêu hóa
Bài thuốc 1:
– Triệu chứng: đau bụng âm ỉ kéo dài, đầy bụng, sôi bụng, chán ăn, ăn chậm tiêu, đi ngoài phân loãng do tì vị hư.
– Bài thuốc: Riềng (sấy khô, tán bột) 40 phần, phòng đẳng 30 phần, củ mài 20 phần, gừng khô 10 phần.
Cách dùng: tất cả các nguyên liệu đem sao giòn, tán thành bột mịn, vo thành dạng viên. Lấy bột củ mài bao bên ngoài rồi sấy khô để dùng dần. Mỗi ngày bạn uống 3 lần, mỗi lần uống 4 – 6g.
Bài thuốc 2:
– Triệu chứng: đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa
Bài thuốc: Tỏi 2 củ, bồ kết 3 quả, xà phòng bằng hạt ngô.
Cách dùng: lấy củ tỏi nướng, giã nát đắp vào rốn, bồ kết đốt tồn tính, trộn với xà phòng, nhét vào hậu môn, ngày làm 1-2 lần.
Hoặc bạn có thể lấy 2o lá khổ sâm tươi rửa sạch để ráo rồi cho khoảng 10 hạt muối ăn để nhai thật kỹ, rồi nuốt cả nước lẫn lá, sau 30 phút thấy dễ chịu.
Bài thuốc 3:
– Triệu chứng: đi ngoài phân lỏng, lỵ do rối loạn tiêu hóa.
– Bài thuốc: bột lá khổ sâm 5 gam, bột nụ sim 2 gam, bột búp ổi 1 gam.
Cách dùng: cả 3 loại lá đem sao vàng, tán thành bột rồi trộn đều với nhau. Mỗi lần dùng bạn lấy khoảng 10g hòa cùng với nước sắc gạo nếp rang 20gam và củ sắn dây 20gam để uống ngày 2 lần.
Chế độ dinh dưỡng
Với người bệnh rối loạn tiêu hóa cần lưu ý một số vấn đề trong chế độ dinh dưỡng:
- Tránh ăn những thực phẩm ôi thiu, nghi ngờ nghiễm hóa chất độc hại.
- Giảm ăn thức ăn chế biến sẵn ngoài đường phố.
- Nên chọn mua các thực phẩm còn tươi mới, có màu sắc tự nhiên, không nên mua các loại thực phẩm có màu sắc quá khác biệt như rau quá xanh, thịt quá thẫm màu,… và mua ở các cơ sở cung cấp có uy tín.
- Ăn uống đều độ và đều đặn mỗi ngày. Sáng và trưa nên ăn nhiều, tối nên ăn nhẹ nhàng hơn. Ăn nhiều rau xanh, củ quả, hạn chế ăn thịt.
- Không nên ăn quá no hoặc quá đói.
Để phòng ngừa và điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa hiệu quả chúng tôi khuyến khích người bệnh sử dụng sản phẩm Kim Châm Cứu Vô Trùng dùng một lần ARLO Khánh Phong sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất mà không gây tác dụng phụ, biến chứng nguy hiểm và dễ dàng sử dụng
✔ Sử dụng luôn
✔ Không mất thời gian tiệt trùng
✔ Đảm bảo an toàn khi châm cứu.
****************
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CP XNK KHÁNH PHONG
Số 15, ngõ 2 Nhân Hòa, P. Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, HN
Văn phòng giao dịch: Số 60 - Nhân Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 0435574351 - FAX: 0435579904
Web: www.khanhphong.com
FB: https://goo.gl/I9XoiT
0 nhận xét:
Đăng nhận xét