728x90 AdSpace

  • Tin mới

      Thứ Tư, 4 tháng 11, 2015

      Châm cứu chữa trị bệnh viêm xoang mũi hiệu quả

      Viêm xoang mũi là chứng bệnh mãn tính phổ biến ở nước ta và rất dễ phát sinh, đặc biệt là trong điều kiện môi trường sinh hoạt hiện nay, có thể chiếm từ 20- 25% dân số, đặc biệt tăng cao lúc giao mùa. Viêm mũi xoang ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm tai giữa, viêm phế quản (hội chứng xoang phế quản).




      Bệnh gây mệt mỏi, làm giảm khả năng học tập và làm việc của người bệnh, thậm chí nếu để bệnh nặng, có thể dẫn đến một số biến chứng như: viêm phế quản mãn tính, lao phổi, viêm họng mạn hay viêm dây thần kinh thị giác. Cùng với Tây y, Đông y cũng có nhiều phương pháp và bài thuốc để “đối phó” với chứng bệnh “khó trị” này.

      Xoang có chức năng gì?

      Xoang là một hốc rỗng, trong đó có không khí và đường thông vào hốc mũi. Nhờ thông thoáng này mà xoang không bị nhiễm trùng. Nếu đường thông vào mũi bị nghẽn, vi khuẩn sẽ gây tác hại trong xoang và gây viêm xoang. Có nhiều loại viêm xoang: viêm xoang dị ứng, dày niêm mạc xoang, trong xoang có mủ, trong xoang có polyp (dạng u lành tính, có cuống), có u nhầy

      Xoang có chức năng và tác dụng như những cơ quan điều hòa chất lượng không khí trước khi đưa vào phổi (thông qua phế quản). Ngoài chức năng là làm cho xương sọ nhẹ bớt trong quá trình não phát triển, các xoang còn có nhiệm vụ làm ấm, làm ẩm và làm sạch không khí trước khi đưa vào phổi.

      Mặt trong xoang được lót bởi một lớp niêm mạc có những sợi nhung mao nhỏ li ti nhu động một chiều, hướng đều ra phía ngoài và những hạch tiết chất nhớt có vai trò cản giữ lấy những vi khuẩn, tống xuất chúng ra nước mũi và đẩy hẳn ra bên ngoài.

      Xoang mũi viêm thường do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn hoặc phối hợp cả 2 yếu tố trên. Có thể bị 1 xoang hoặc kèm 2-3 xoang.

      Y học cổ truyền gọi là Tỵ Lậu, Não Lậu, Tỵ Uyên (trường hợp nặng hơn), Tỵ Trĩ.

      Tại sao lại bị viêm xoang?

      Viêm xoang, nguyên nhân chính là do niêm mạc lót xoang bị sưng lên làm cho lỗ thông của xoang vào trong mũi bị nghẹt.

      Nếu những sợi nhung mao hoạt động không tốt thì nước mũi bị đọng lại trong xoang cũng có thể gây nên bệnh viêm xoang. Hoặc làm cho nước mũi đặc hơn bình thường, nếu nó đọng lại trong xoang và đọng trong một thời gian dài thì dễ gây bệnh viêm xoang. Hiện tượng này có thể nói là do niêm mạc bị sưng.



      Phế bị nhiễm phong hàn, mất chức năng tuyên giáng, phong nhiệt tà độc dồn đọng ở mũi gây ra bệnh (CCHG. Nghĩa).

      Ăn uống những thứ cay, nóng... nhiệt uất lại ở kinh Đở m và đưa lên mũi. (CCHV. Nam).

      Do thương phong cảm mạo tái phát nhiều lần, vi khuẩn xâm nhập vào xoang mũi gây bịnh (CCHT. Haœi).


      Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: bị dị ứng thường xuyên hoặc bị một bướu lành trong xoang làm tắc nghẽn, làm cho xoang không thông được thì dễ gây viêm xoang. Hoặc bị di chứng sau khi phẫu thuật làm cho nghẽn xoang. Hay do bẩm sinh miếng sụn trong mũi phân chia thành mũi phải và trái không nằm ngay chính giữa mà cong qua trái hoặc phải làm cho lỗ thông bị nghẽn gây ra viêm xoang.

      Triệu chứng


      a. Tại chỗ: Ấn mạnh vào mũi thấy đau, đau lan lên ổ mắt, lên gốc mũi, trán, khi tập trung suy nghĩ thì đau hơn, mũi bị nghẹt, có khi không ngư?i thấy mùi vị, chảy nước mũi trong hoặc vàng, lo?ng hoặc đặc, có mùi hôi.

      b. Toàn thân: Sốt, đầu đau.

      Trên lâm sàng thường gặp 3 loại sau.

      1 - Xoang mũi viêm do Cảm Phong Hàn: Sốt, chảy nước mũi, ho, rêu lưỡi trắng, mạch Phù Khẩn.

      2 - Xoang mũi viêm do Phế Nhiệt: miệng và họng khô, chảy nước mũi vàng, ho, rêu lưỡi hơi vàng, mạch Sác.

      3 - Xoang mũi viêm do Đở m Nhiệt: Nước mũi vàng đặc, có mùi hôi, miệng đắng, sườn đau, đầu đau, mạch Huyền - Sác.

      Điều trị

      1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Tuyên Phế, thông khiếu ở Mũi (T khiếu).

      Huyệt chính: Nghênh Hương (Đtr.20) + Thông Thiên (Bq.7) + Toàn Trúc (Bq.2) .

      Huyệt phụ: Hành Gian (C.2) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Phong Trì (Đ.20) .

      Kích thích mạnh vừa, cách 1 ngày châm 1 lần, 10 - 15 lần là 1 liệu trình.

      Phế nhiệt thêm Hợp Cốc (Đtr.4), Liệt Khuyết (P.7) . . Đở m nhiệt thêm Hành Gian (C.2), Phong Trì (Đ.20).

      Ý nghĩa: Nghênh Hương ở cạnh mũi, có tác dụng thông mũi; Toàn Trúc để tuyên thông khiếu và trị đầu đau; Thông Thiên có tác dụng tiết biểu, trị mũi nghẹt.

      Phế nhiệt: thêm Liệt Khuyết và Hợp Cốc để sơ tán phong tà và thanh nhiệt ở Phế; Đở m nhiệt: thêm Phong Trì để tiết Đở m Hoả; Hành Gian để sơ Can.

      2- Thượng Tinh (Đc.23) + Khúc Sai (Bq.4) + Ấn Đường + Phong Môn (Bq.12) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Châm Cứu Yếu Lãm).

      3- Phong Phủ (Đc.16) + Thượng Tinh (Đc.23).

      Nếu chưa bớt, thêm Bá Lao + Hòa Liêu (Đtr.19) + Nhân Trung (Đc.26) + Phong Trì (Đ.20) (Châm Cứu Đại Thành).

      4- Nhóm 1: Hợp Cốc (Đtr.4) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Thượng Tinh (Đc.23).

      Nhóm 2: Ấn Đường + Liệt Khuyết (P.7) + Phong Trì (Đ.20) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

      5- Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Nghênh Hương (Đtr.20) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

      6- Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Nghênh Hương (Đtr.20) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

      7- Phế Nhiệt: Ấn Đường + Dũng Tuyền (Th.1) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Liệt Khuyết (P.7) + Nghênh Hương (Đtr.20) [đều tả ].

      Đở m Nhiệt: Hành Gian (C.2) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Phong Trì (Đ.20) + Thượng Tinh (Đc.23) (Châm Cứu Trị Liệu Học).

      8- Ấn Đường + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khiếu Âm (Đầu) + Nghênh Hương (Đtr.20) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Phế Du (Bq.13) + Phong Trì (Đ.20) + Thông Thiên (Bq.7) + Trung Chử (Ttu.3) (Châm Cứu Học Việt Nam).

      Kết hợp thảo dược và châm cứu

      Đối với trường hợp viêm mũi dị ứng kéo dài, người bệnh thường có các triệu chứng như xoang hàm trán ấn đau, chảy nước mũi có mủ, mùi hôi, khứu giác giảm, nhức đầu thường xuyên… Bài thuốc điều trị chứng bệnh này gồm 4 vị: Thương nhĩ tử (12gr), Tân di hoa (12gr), Bạc hà (8gr) và Bạch chỉ (12gr). Lần một, đem sắc với 4 chén nước, còn lại 1 chén. Lần thứ hai, hai chén sắc còn nửa chén. Uống chia hai hoặc ba lần, dùng trong ngày sau bữa ăn. Đồng thời kết hợp châm cứu 7 huyệt đạo: Thiên ứng, Thái dương, Đầu duy, Ấn đường, Thừa khấp, Quyền liêu, Hợp cốc…

      Trường hợp bệnh nhân mắc chứng bệnh viêm xoang cấp tính với các triệu chứng bệnh mới phát như ngạt mũi, chảy nước mũi vàng có mủ, xoang hàm xoang trán đau, viêm hố mũi kèm theo chứng toàn thân sợ lạnh, sốt, nhức đầu. Lương y cho hay: “Đối với triệu chứng này thì bài thuốc tôi kê cho người bệnh có phép trị thanh phế, tiết nhiệt, giải độc là chính. Bài thuốc gồm 8 vị: Ngân hoa (16g), Ké (16g), Chi tử (8g), Mạch môn (12g), Hạ khô thảo (16g), Tân di (12g), Hoàng cầm (12g), Thạch cao (40g)”. Trường hợp bệnh nhân sợ lạnh, sốt, nhức đầu thì dung thêm hai vị Hoàng cầm, Mạch môn nhưng phải thêm vào Ngưu bàng tử, Bạc hà (12g). Vừa uống thuốc, bệnh nhân được điều trị kết hợp châm cứu các huyệt đạo: Hợp cốc, Khúc trì, Nội đình, Thiên ứng, Thái dương, Đầu duy, Ấn đường, Thừa khấp, Quyền liêu.

      Đối với viêm mũi mãn tính, sử dụng bài thuốc gồm: Cam thảo, Cát cánh, Bạch chỉ (mỗi vị 6 gr), Bạc hà, Tân di hoa (mỗi vị 8 gr), Hoắc hương, Kinh giới, Phòng phong, Bản lam căn (mỗi vị 12 gr), Ké đầu ngựa (16 gr), Hạ khô thảo (10 gr). Tất cả đem sắc với 3 chén nước, sắc còn lại 1,5 chén thuốc. Chia làm 3 lần dùng trong ngày, dùng lúc nước thuốc ấm. “Tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người mà tôi sẽ gia giảm các vị thuốc. Bên cạnh đó, còn có thể dùng phương pháp châm cứu các huyệt: Nghinh hương, Hợp cốc, Ấn đường, Liệt khuyết”. Những trường hợp bị viêm xoang do dị ứng, Đông y dùng phương thuốc và châm cứu cũng giống như viêm mũi dị ứng. Riêng với viêm xoang do nhiễm khuẩn cấp tính, có phương pháp trị “Thanh phế nhiệt, giải độc” bằng bài thuốc gồm các vị thuốc: Kim ngân hoa, Ké đầu ngựa, Rau dấp cá (mỗi loại 16 gr), Hoàng cầm, Hoắc hương và Bạc hà (mỗi loại 12 gr), Chi tử (8gr) và Bản lam căn(20gr). Đem sắc với 800 ml nước, sắc còn 300 ml thuốc. Chia làm 3 lần dùng trong ngày lúc bụng đói, lúc thuốc ấm.

      Đối với viêm xoang nhiễm khuẩn mãn tính, Đông y có pháp trị “Dưỡng âm, nhuận táo, thanh nhiệt, giải độc”. Bài thuốc gồm có Sinh địa, Ké đầu ngựa, Kim ngân hoa (mỗi vị 16 gr), Huyền sâm, Đơn bì, Mạch môn, Hoắc hương (mỗi vị 12 gr), Hoàng cầm, Hoàng bá (10 gr mỗi loại) và 8 gr Tân di hoa. Tất cả đem sắc với 800 ml nước, sắc còn lại 300 ml thuốc. Chia làm 3 lần dùng trong ngày lúc bụng no. Ngoài ra, có thể kết hợp châm cứu các huyệt: Thái dương, Ấn đường, Quyền liêu. Ngoài ra, đặc biệt khi bệnh nhân dùng thuốc xoang cần phải tuân thủ một số nguyên tắc. Trong thời gian dùng thuốc cần kiêng kỵ các thức uống chứa chất kích thích, kiêng ăn tôm, cua, cá biển, thịt gia cầm (hạn chế nhất thịt gà). Tránh xa các môi trường bị ô nhiễm chứa nhiều khỏi bụi, không được để cơ thể bị nhiễm lạnh. Khi xuất hiện các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi cần điều trị ngay để không biến chứng gây ra bệnh viêm xoang mũi. Và cách phòng bệnh tốt nhất chính là chăm chỉ tập thể dục nhằm nâng cao sức đề kháng, rèn luyện sức khỏe thể thể chất.

      Để tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên sử dụng Kim Châm Cứu Vô Trùng ARLO Khánh Phong:

      ✔ Sử dụng luôn
      ✔ Không mất thời gian tiệt trùng
      ✔ Đảm bảo an toàn khi châm cứu.

      ****************
      Mọi chi tiết xin liên hệ:
      CÔNG TY CP XNK KHÁNH PHONG
      Số 15, ngõ 2 Nhân Hòa, P. Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, HN
      Văn phòng giao dịch: Số 60 - Nhân Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
      ĐT: 0435574351 - FAX: 0435579904
      Web: www.khanhphong.com
      FB: https://goo.gl/I9XoiT
      • Blogger Comments
      • Facebook Comments

      0 nhận xét:

      Đăng nhận xét

      Item Reviewed: Châm cứu chữa trị bệnh viêm xoang mũi hiệu quả Rating: 5 Reviewed By: Unknown