728x90 AdSpace

  • Tin mới

      Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2015

      Châm cứu chữa trị viêm tuyến vú - tắc tia sữa

      (Nhũ Tuyến Viêm - Mastite - Mastitis).
      Bệnh viêm tuyến vú xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào vú thông qua vết nứt hoặc vết nứt ở da của núm vú hoặc thông qua việc mở các ống dẫn sữa ở núm, bệnh thường có những biểu hiện như đau ngực, vú sưng lên, có cảm giác nóng và đỏ. Bệnh gây ra do vi khuẩn hoặc do tắc tia sữa. Bệnh nếu không điều trị cẩn thận có thể gây áp- xe vú và hay tái phát. Bệnh có thể chứa được hoặc thuyên giảm tốt nếu được phát hiện sớm, châm cứu chữa trị kịp thời, hợp lí.



      Viêm tuyến vú là gì?

      Viêm vú là một bệnh nhiễm trùng các mô vú gây đau ngực, sưng, nóng và đỏ vú. Hay xuất hiện thời kì mới đẻ đến hết một tháng và gặp nhiều ở những bà mẹ sinh con đầu lòng, đang trong giai đoạn cho con bú mặc dù trong trường hợp hiếm hoi có thể xảy ra ở người không cho con bú.

      Nguyên nhân gây viêm tuyến vú

      Do vi khuẩn:  Lúc cho trẻ bú, trẻ mút làm đầu vú bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập vào vú thông qua vết nứt hoặc vết nứt ở da của núm vú hoặc thông qua việc mở các ống dẫn sữa ở núm vú.



      Do tắc tia sữa: Vệ sinh vú kém, sữa ứ đọng, không thông (do tia sữa bị tắc) tích tụ lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến vú sau khi sinh.

      Theo Y học cổ truyền, phần nhiều do khí uất ở Can Đở m và nhiệt độc ứ trệ ở kinh Vị làm cho khí huyết bị trở ngại gây ra bệnh.

      Các yếu tố nguy cơ

      Viêm tuyến vú có nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến:

      - Cho con bú trong thời gian vài tuần đầu tiên sau khi sinh con, núm vú bị đau hoặc nứt.

      - Chỉ sử dụng một vị trí cho con bú, có thể không hoàn toàn thoát vú.

      - Mặc một áo ngực chật, hạn chế lưu lượng sữa

      - Nếu đã có tiền sử viêm vú có nhiều khả năng sẽ bị lại một lần nữa

      Y học cổ truyền gọi là: Nhũ Ung, Suy Nhũ, Đố Nhũ, Nãi Tiết, Ngoại Suy, Nội Suy, Tắc Tia Sữa, Lên Cái Vú.

      Triệu chứng viêm tuyến vú

      Bắt đầu sốt nóng, sợ lạnh, vú bên bệnh sưng nóng đỏ, đau, có thể sờ thấy cục do sữa không thông, toàn thân cũng bị đau nhức khó chịu, hạch ở nách cùng bên sưng to, chỗ bị bệnh dần cứng và thành mủ . Khoảng 10 ngày mủ chín và vỡ ra, rồi sốt hạ và khỏi dần. Nếu như vỡ mủ rồi mủ chảy không thông, sưng đau, sốt không bớt là mủ đã lan rộng ra, người bứt rứt khó chịu, miệng khát muốn uống, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, Y học cổ truyền gọi là “Truyền Nan Nhũ Ung”.



      Đừng để biến chứng áp-xe vú

      Áp-xe vú là ổ viêm ở sâu trong tuyến vú do vi khuẩn gây ra, thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con. Bệnh gây sưng đau, chảy mủ ra núm vú. Khi thời tiết nóng nhiều mồ hôi dễ bị viêm da do tụ cầu, liên cầu và áp-xe vú. Ngoài ra, tắc tuyến sữa nếu để lâu sẽ gây viêm tuyến vú và áp-xe. Khi đã tạo thành áp-xe tuyến vú thì cần phải chích rạch, tháo mủ. Những ổ áp-xe ở nông dưới da, xung quanh vùng quầng vú thì chích nặn mủ. Nếu ổ áp-xe thể tuyến cần gây mê hoặc gây tê tại chỗ để chích áp-xe theo đường nan hoa ở chỗ thấp nhất trên vùng áp-xe.

      Nếu áp-xe vú mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng có thể gây biến chứng viêm xơ tuyến vú mạn tính. Lúc này, các triệu chứng đã đỡ: không sốt hay chỉ sốt nhẹ. Có thể sờ thấy một vùng thâm nhiễm rắn như sụn, bề mặt lổn nhổn, không rõ ranh giới, không dính da, ít đau. Viêm tấy tuyến vú xảy ra gây mủ tuyến vú khi dịch tiết lẫn mủ nằm giữa các lớp da, mô lỏng lẻo dưới da, mô liên kết và mô tuyến vú. Ổ viêm lan rộng và thấm vào các mô. Biểu hiện bằng hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng. Biến chứng nặng nhất là hoại tử vú do vi khuẩn có độc tính cao hoặc do trực khuẩn hoại thư gây ra. Biểu hiện là hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng, tụt huyết áp, toàn thân suy sụp. Vú sưng căng to, phù nề, da trên ổ áp-xe có màu vàng nhạt hay bị hoại tử. Hạch bạch huyết sưng đau.

      Nếu vỡ mủ mà thành nhọt rò rỉ mủ ra, gọi là “Nhũ Lậu”.

      Viêm tuyến vú có thể gây ra nhiều biến chứng ở vú:

      - Áp xe: Khi viêm vú không được điều trị đầy đủ, hoặc nếu nó liên quan đến ứ sữa, ổ áp xe có thể phát triển trong vú.



      - Ứ sữa: Sữa không hoàn toàn rút hết ra khỏi vú trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, sữa ứ có thể xảy ra. Điều này gây ra áp lực tăng lên trên ống sữa và rò rỉ sữa vào xung quanh mô vú, có thể dẫn đến đau và viêm

      - Tái phát: Khi đã có bệnh viêm tuyến vú khả năng tái phát viêm là rất lớn.

      Phòng chống bệnh viêm tuyến vú

      Để phòng chống bệnh viêm tuyến vú nên chú ý những vấn đề sau:
           
      - Hoàn toàn thoát sữa từ ngực khi cho con bú. Cho phép em bé bú trống rỗng hoàn toàn một vú trước khi chuyển sang vú khác trong quá trình cho ăn. Nếu em bé chỉ một vài phút trên vú thứ hai hoặc không gì cả, bắt đầu cho con bú vú thời gian cho bé ăn tiếp theo.

      - Để trẻ bú rỗng hết một bên vú trước khi chuyển sang vú bên kia, luân phiên vú cho con bú.

      - Thay đổi vị trí cho con bú, không để bé sử dụng vú như một núm vú giả. Trẻ thích hút và thường tìm thấy sự thoải mái trong bú vú ngay cả khi không đói.

      Điều trị

      Đông y

      1. Khí Trệ Huyết Ngưng: Vú sưng đầy đau, mầu da đỏ nhẹ hoặc không đỏ, có hoặc không có hòn cục, sữa ra không thông, kèm theo sốt sợ lạnh, đau đầu, cơ thể đau, ngực tức, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, mạch Huyền Sác hoặc Phù Sác.
      Pháp:  Sơ Can, thanh nhiệt, thụng nhũ, tán kết

      Viêm tuyến vú ứ trệ
      Đào nhân
      10
      Hồng hoa
      8
      Hoàng kì
      16
      Chỉ thực
      12
      Tạo giác
      10
      chỉ sác
      8
      X khung
      12
      Cam thảo
      4
      X sơn giáp
      8






      Nhiệt thịnh, thêm sinh Thạch cao, Tri mẫu.

      2..  Nhiệt độc
      Triệu chứng: Sốt có khi sốt rét, vú bị sưng đau do tắc sữa, mạch nhanh rêu lưỡi  vàng dầy, mạch Huyền Sác.
      Phép trị: Thanh nhiêt giải độc, hoạt huyết, lợi sữa
      Viêm tuyến vú nhiệt độc
      Bồ công anh
      50
      Sài đất
      40
      Huyền sâm
      16
      Đan sâm
      12
      Xuyên khung
      12
      Mộc thông
      16
      Xa tiền tử
      16
      Thông thảo
      16
      Ngân hoa
      16
      Qua lâu
      12
      Liên kiều
      16
      Hoàng cầm
      12
      Thanh bì
      8
      Sài hồ
      8
      Chỉ thực
      8
      Tạo giác thích
      6








      Nếu sốt cao thêm Thạch cao 40, Chi tử 12,
      Viêm sưng to thêm: Tạo giác, Xuyên sơn giáp 6

      3. Giai Đoạn Vỡ Mủ : Do tự vỡ hoặc rạch tháo mủ, hạ sốt, sưng đau giảm, miệng liền dần. Nếu mủ đã vỡ mà sưng đau không giảm, thân nhiệt còn cao là nhiệt độc còn thịnh, đó là dấu hiệu mủ lan sang các nhũ lạc khác hình thành Truyền nang nhũ ung. Nếu sữa hoặc mủ tiếp tục chảy lâu ngày không hết gọi là Nhũ lậu.
      Pháp:  Điều hòa khí huyết, thanh giải nhiệt độc.
      Bài thuốc: Tứ Diệu Tán Gia Vị.
      Bài thuốc:  Thác Lý Tiêu Độc Tán (Y Tông Kim Giám):


      Bạch chỉ
      8
      Bạch thược
      10
      Bạch truật
      10
      Cam thảo
      4
      Cát cánh
      8
      Hoàng kỳ
      16
      Ngân hoa
      12
      Đẳng sâm
      10
      Tạo giác thích
      8
      Đào nhân
      6












      Thuốc Dùng Ngoài
      + Giai Đoạn Đầu: Xoa bóp (trường hợp sưng đau do sữa tắc): dùng cả lòng bàn tay vừa xoa vừa nắn theo hướng đầu vú, xem đầu vú có bị vảy sữa thì bóc đi, để thông sữa.
      + Dùng bầu giác và hút sữa từ đầu vú.
      + Nếu vú không đỏ nhưng tức, hơi đau, đắp Xung Hòa Cao. Nếu da đỏ nóng nhẹ, đắp Kim Hoàng Cao hoặc Kim Hoàng Tán. Da đỏ và nóng, đắp Ngọc Lộ Cao hoặc dùng 50% dung dịch Mang tiêu đắp ngoài.
      + Đắp Hương Phụ Bính (Y Học Tâm Ngộ): Hương phụ 40g, Xạ hương 1,2g. Tán bột,. Dùng 80g Bồ công anh sắc với rượu, bỏ bã, lấy nước đó hòa thuốc, xào nóng, đắp nơi đau.
      + Giai Đoạn Nung Mủ: Rạch da tháo mủ (theo đúng thao tác vô trùng ngoại khoa).
      + Chọc hút mủ.
      Thuốc đắp: Thần Tiên Thái Ất Cao (Y Học Tâm Ngộ): Bạch chỉ 40g, Đại hoàng 40g, Đương quy 40g, Hoàng đơn 480g, Huyền sâm 40g, Nhục quế 40g, Sinh địa 40g, Xích thược 40g. Nấu thành cao, bôi.

      + Giai Đoạn Vỡ Mủ: nếu chưa khô mủ, rắc Bát Nhị Đơn hoặc Cửu Nhất Đơn, Hoặc dùng gạc dẫn lưu, bên ngoài

      Châm cứu

      1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Thông lợi nhũ đạo, thanh tiết nhiệt độc.

      Huyệt chính: Đàn Trung (Nh.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1).

      Huyệt phụ: Nội Quan (Tiết.6) + Thiên Tỉnh (Ttu.10).

      Ngày châm 1 - 3 lần, mỗi lần lưu kim 30 phút, cách 5 - 10 phút vê kim 1 lần, kích thích mạnh vừa.

      2- Phục Lưu (Th.7) + Thái Xung (C.3) (Giáp Ất Kinh).

      3- Hiệp Khê (Đ.43) + Phong Long (Vi.40) + Thiên Khê (Ty.18) + Ưng Song (Vi.16) (Thiên Kim Phương).

      4- Nhóm 1: Cứu 2 huyệt Ngư Tế 27 tráng

      Nhóm 2: Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Lương Khâu (Vi.34)

      Nhóm 3: Hạ Cự Hư (Vi.39) + Hạ Liêm (Đtr.8) + Hiệp Khê (Đ.43) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thần Phong (Th.23) + Thiên Khê (Ty.18) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Ưng Song (Vi.16) (Tư Sinh Kinh).

      5- Thái Dương + Thiếu Trạch (Ttr.1) (Châm Cứu Tụ Anh).

      6- Hạ Cự Hư (Vi.39) + Nhũ Trung (Vi.17) + Nhũ Căn (Vi.18) + Phục Lưu (Th.7) + Thái Xung (C.3) + Ưng Song (Vi.16) (Châm Cứu Tập Thành).

      7- Du Phủ (Th.27) + Đại Lăng (Tb.7) + Đàn Trung (Nh.17) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Uỷ Trung (Bq.40) (Châm Cứu Đại Thành).

      8- Điều Khẩu (Vi.38) + Hạ Cự Hư (Vi.39) đều 27 tráng + Kiên Ngung (Đtr.15) + Linh Đạo (Tm.4) cứu 27 tráng + Ôn Lưu (Đtr.7), (trẻ nhỏ cứu 7 tráng + người lớn 27 tráng) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Loại Kinh Đồ Dực).

      9- Hạ Liêm (Đtr.8) + Hiệp Khê (Đ.43) + Ngư Tế + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Uỷ Trung (Bq.40) (Thần Ứng Kinh).

      10- Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) (Thần Cứu Kinh Luân).

      11- Đàn Trung (Nh.17) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Nhũ Căn (Vi.18) + Thái Xung (C.3) + Túc Lâm Khấp (Đ.41)(Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

      12- Túc Tam Lý (Vi.36) + Kỳ Môn (C.14) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Xích Trạch (P.5) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

      13- Đàn Trung (Nh.17) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Nhũ Căn (Vi.18) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Túc Tam Lý (Vi.36) (Châm Cứu Học Giản Biên).

      14- Khúc Trạch (Tb.3) + Nhũ Căn (Vi.18) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Thái Xung (C.3) + Thượng Cự Hư (Vi.37) + Ưng Song (Vi.16), kích thích vừa mạnh (Trung Quốc Châm Cứu Học).

      15- Quang Minh (Đ.37) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học).

      16- Đàn Trung (Nh.17) + Địa Ngũ Hội (Đ.42) + Hiệp Bạch (P.4) + Hoang Môn (Bq.51) + Hữu Nghi + Khích Thượng + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Linh Khưu (Th.24) + Lương Khâu (Vi.34) + Nhũ Căn (Vi.18) + Tả Nghi + Thái Xung (C.3) + Thần Phong (Th.23) + Thiên Khê (Ty.18) + Thiếu Trạch (Ttr.1) + Túc Lâm Khấp (Đ.41) + Ưng Song (Vi.16) (Châm Cứu Học HongKong).

      17- Kiên Tỉnh (Đ.21) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Túc Lâm Khấp và A Thị Huyệt (Châm Cứu Học Việt Nam).

      18- Châm tả huyệt Kiên Tỉnh (Đ.21) đối diện bên đau (đau trái châm phải và ngược lại), châm thẳng, sâu 0, 5 - 0, 8 thốn, lưu kim 10 phút, cứ 3 - 5 phút lại vê kim 1 lần. Ngày châm 2 lần (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 13/1985).

      19- Châm tả Lương Khâu (Vi.34), Thái Xung (C.3). Ngày châm 1 lần, lưu kim 30 phút (‘Trung Quốc Châm Cứu’ số 37/1985).

      Bệnh viêm tuyến vú không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nó gây ra những phiền toái khó chịu và những bệnh lý liên quan. Việc phòng chống tốt bệnh sẽ dễ dàng hơn trong việc chữa bởi thường lúc phát hiện bệnh là lúc người mẹ cho con bú, vì thế việc điều trị ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và trẻ nhỏ.

      Để tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên sử dụng Kim Châm Cứu Vô Trùng ARLO Khánh Phong:

      ✔ Sử dụng luôn
      ✔ Không mất thời gian tiệt trùng
      ✔ Đảm bảo an toàn khi châm cứu.

      ****************
      Mọi chi tiết xin liên hệ:
      CÔNG TY CP XNK KHÁNH PHONG
      Số 15, ngõ 2 Nhân Hòa, P. Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, HN
      Văn phòng giao dịch: Số 60 - Nhân Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
      ĐT: 0435574351 - FAX: 0435579904
      Web: www.khanhphong.com
      FB: https://goo.gl/I9XoiT

      • Blogger Comments
      • Facebook Comments

      0 nhận xét:

      Đăng nhận xét

      Item Reviewed: Châm cứu chữa trị viêm tuyến vú - tắc tia sữa Rating: 5 Reviewed By: Unknown