728x90 AdSpace

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Châm cứu chữa trị Viêm nhiễm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm xả ra ở đường tiết niệu, nguyên nhân là do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh nhưng gây hiện tượng đau rát và khó chịu. Khi vi khuẩn có hiện tượng phản kháng lại các loại thuốc thông thường thì tình trạng sẽ trở nên đau đớn và khó chữa hơn. Thực tế phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Bệnh xảy ra ở trẻ gái nhiều hơn hẳn trẻ trai với con số tỷ lệ 5:1. Theo thống kê cho thấy có 20 – 40% phụ nữ đã từng mắc chứng bệnh này

Y học cổ truyền xếp vào loại bệnh ‘Lâm’.



Nguyên nhân

Viêm đường tiết niệu chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Chúng thường xâm nhập theo đường viêm ngược dòng, từ bộ phận sinh dục ngoài rồi lan lên thận. Đầu tiên mầm bệnh lây từ phân trong đại tràng vào bộ phận sinh dục ngoài, gây viêm niệu đạo, bàng quang rồi sau đó xâm nhập và gây viêm lan lên các bộ phận trên.

Có đến 90% trường hợp gây bệnh là do vi khuẩn  “ Escherichia coli ” gây ra. Vì vi khuẩn này có khả năng thâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu, hoặc qua sinh hoạt tình dục, qua các dụng cụ đặt xông dẫn lưu, phẫu thuật nội soi….

Một số vi khuẩn khác gây bệnh ví dụ như Klebsiella , Proteus , Staphylococcus Saprophyticus . Phần lớn các vi khuẩn này là vi khuẩn đường ruột, thường ký sinh ở ruột già của trẻ, phần nhỏ là nguyên nhân do nấm gây ra.

Viêm đường tiết niệu do thấp nhiêt (nóng trong) gây nóng, rát, buốt mỗi khi đi tiểu, đối tượng này thường bị tái phát vào mùa hè.

Các yếu tố khác làm cho viêm đường tiết niệu dễ bị xảy ra như các bệnh sỏi đường tiết niệu , ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không dùng phương tiện bảo vệ, mắc các bệnh như đái tháo đường , suy giảm miễn dịch , già yếu, suy kiệt… Bệnh rất dễ tái phát nếu bạn không điều trị dứt điểm.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh còn phụ thuộc vào cơ quan bị viêm, chẳng hạn như bị ở bàng quang thì viêm nhiễm không mấy quan trọng. Nhưng khi vi khuẩn xâm nhập tới thận thì tính chất viêm nhiễm trong tình trạng này trở nên nghiêm trọng và cần đi khám ngay lập tức để có biện pháp điều trị kịp thời.

Quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu, nó làm tăng nguy ciư viêm đường tiết niệu.

Triệu chứng

Viêm đường tiết niệu có những biểu hiện và triệu chứng giống nhau ở cả nam và nữ, dưới đây là những triệu chứng thường gặp:

+ Đái buốt hay đái đau ở vùng miệng sáo hay có cảm giác bỏng rát suốt dọc niệu đạo (triệu chứng thể hiện Viêm niệu đạo).
+ Đau vùng trên vệ kèm/ hoặc đái nhiều (triệu chứng thể hiện Viêm bàng quang)
+ Đái ra máu
+ Nước tiểu đục và có mùi khó chịu (hôi)
+ Sốt cao kéo dài quá 3 ngày. Nếu gặp tình trạng này, cần cấy nước tiểu tìm vi khuẩn để xem có bị nhiễm khuẩn đường niệu hay không; bệnh lý này rất quan trọng nhất là ở trẻ em vì có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho thận.
+ Buồn nôn hay nôn, kèm sốt cao có thể là biến chứng của nhiễm khuẩn tiết niệu và thận.
+ Một số trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu lại không thể hiện triệu chứng gì.

Để chuẩn đóan xem có phải mắc bệnh viêm đường tiết niệu hay không thì cần phải làm các xét nghiệm. Đối tượng trẻ em dễ mắc chứng bệnh này. Với các dạng bệnh chính của viêm đường tiết niệu là:

- Viêm bàng quang
- Viêm thận
- Nhiễm khuẩn niệu

Trong đó dạng nhiễm khuẩn niệu là nhẹ nhất, vi khuẩn chỉ mới xuất hiện trong nước tiểu chứ chưa gây dạng viêm, viêm thận được coi là thể nặng nhất.

Trẻ có thể nhiễm khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu do bỉm. (Ảnh minh họa)

Đối tượng trẻ em thường khó chuẩn đóan viêm đường tiết niệu vì không có triệu chứng đặc trưng mà thay vào đó là những biểu hiện chung chung cũng giống triệu chứng của các bệnh khác ví dụ như: đau bụng, sốt, quằn quại, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú. Do đó các bậc phụ huynh cần chú ý nếu thấy trẻ sốt cao, sờ vào bụng mà trẻ khóc to hơn thì cần chú ý tới 2 bệnh thường gặp đó là bệnh về đường tiêu hóa và viêm đường tiết niệu ở trên.  Ở thể bệnh viêm bàng quang thì có một số biểu hiện rõ ràng hơn như trẻ tiểu khó, tiểu không liên tục, tiểu ngắt quãng và nước tiểu rất hôi.

Phòng bệnh

Nhất là với phụ nữ hay bị tái phát nhiễm khuẩn tiết niệu, nên thực hành những biện pháp sau:
Uống nhiều nước - không nhịn tiểu - nên tắm dưới vòi hoa sen hơn là tắm bồn, không nên tiểu ngay sau khi tắm - vệ sinh vùng sinh dục, rửa từ trước ra sau để tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu từ hậu môn - rửa vùng niệu đạo và âm hộ sau mỗi lần quan hệ tình dục nhưng không rửa sâu vào âm đạo - vệ sinh vùng cơ quan sinh dục cả trước và sau khi quan hệ tình dục.

Với những phụ nữ đang độ tuổi có đời sống tình dục và cả nam giới thì nên đi đái trước khi quan hệ tình dục 15 phút để dòng nước tiểu loại bỏ bớt vi khuẩn trước khi vi khuẩn lan rộng và khu trú ở thành niệu đạo.
Cũng có thể uống nước Nam Việt Quất để giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu vì có một loại tannin chỉ có ở nam việt quất và quả mọng xanh có thể phòng ngừa được sự bám dính của một số vi khuẩn gây bệnh vào biểu mô của bàng quang.

Về phương diện dịch tễ học: nhiễm khuẩn tiết niệu hay gập nhất ở phụ nữ, tăng lên ở những người bị bệnh tiểu đường và bị bệnh hồng cầu liềm hay có dị tật giải phẫu ở hệ thống tiết niệu. Thông bàng quang ở cả nam và nữ đã có tuổi hay những người có bệnh ở hệ thần kinh trung ương và những người đang thời kỳ hồi phục hay bị hôn mê lâu dài có thể tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn tiết niệu.

Với các kỹ thuật vô khuẩn nghiêm ngặt có thể giảm được nguy cơ này. Phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu hơn nam vì có niệu đạo ngắn và gần với hậu môn hơn. Một nguyên nhân hay gập nữa của nhiễm khuẩn tiết niệu là hoạt động tình dục quá nhiều, quá mạnh bạo với bạn tình mới, bệnh viêm bàng quang tuần trăng mật là một thí dụ.

Điều trị

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Sơ đạo khí hóa ở Bàng Quang, Thanh lợi thấp nhiệt ở hạ tiêu.

Huyệt chính: Thận Du (Bq.23) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Trung Cực (Nh.3) + Tam Âm Giao (Ty.6).

Huyệt phụ: Thứ Liêu (Bq.32), Khúc Tuyền (C.8).

Kích thích mạnh vừa. Mỗi ngày 1 lần, 5 - 10 lần là 1 liệu trình.

Ý nghĩa: Thận Du để điều tiết Thận khí, thông lợi Thuỷ đạo; Bàng Quang Du là bối du huyệt của Bàng Quang, Trung Cực là Mộ huyệt của Bàng Quang (theo cách phối huyệt Du + Mộ huyệt), hợp với Tam Âm Giao để thanh lợi thấp nhiệt của Bàng Quang; Thứ Liêu có tác dụng giống như Bàng Quang Du; Khúc Tuyền để thanh lợi hạ tiêu.

2- Khúc Cốt (Nh.2) + Trung Cực (Nh.3) + Phục Lưu (Th.7) + Thứ Liêu (Bq.32) +Thái Xung (C.3) (Tư Sinh Kinh).

3- Khí Hải (Nh, 6) + Quan Nguyên (Nh.4) (Đông Viên Thập Thư).

4- Thận Du (Bq.23) + Trúc Tân (Th.9) + Phục Lưu (Th.7) + Quy Lai (Vi.29) + Trung Cực (Nh.3) . Mỗi lần dùng 2 - 3 huyệt, kích thích mạnh (Thường Dụng Trung Y Liệu Pháp Thủ Sách).

Bể Thận Viêm:

+ Cấp tính: Thận Du (Bq.23) + Đại Trường Du (Bq.25) + Huyết Hải (Ty.10) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Đại Chung (Th.4). Kích thích mạnh.

+ Mạn tính: Tam Tiêu Du (Bq.22) + Đốc Du (Bq.14) + Thứ Liêu (Bq.32) . Kích thích nhẹ, có thể dùng điếu nga?i để cứu, đồng thời châm Túc Tam Lý (Vi.36), Uỷ Trung (Bq.40) (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Bàng Quang Viêm:

+ Cấp tính: Đại Trường Du (Bq.25) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Thượng Liêu (Bq.31) + Trung Liêu (Bq.33) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Huyết Hải (Ty.10) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tam Âm Giao (Ty.6). Kích thích mạnh.

+ Mạn tính: Thận Du (Bq.23) + Thượng Liêu (Bq.31) + Trung Liêu (Bq.33) + Khí Hải (Nh.6) + Trung Cực (Nh.3). Dùng ôn cứu mỗi ngày. Hoặc Quan Nguyên (Nh.4), Liệt Khuyết, Khúc Tuyền (C.8), Tam Âm Giao (Ty.6) (Châm Cứu Trị Liệu Học).

6- Bàng Quang Du (Bq.28) + Trung Cực (Nh.3) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Hành Gian (C.2) + Thái Khê (Th.3).

+ Nước tiểu có máu: Thêm Huyết Hải (Ty.10).

+ Nước tiểu đặc như mỡ: thêm Thận Du (Bq.23), Chiếu Hải (Th.6).

+ Do lao lực mà phát ra: bỏ Hành Gian (C.2), thêm Bá Hội (Đc.20) và Khí Hải (Nh.6) (Châm Cứu Học Gỉang Nghĩa).

7- Trung Cực (Nh.3) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Thứ Liêu (Bq.32) + Khúc Tuyền (C.8).

Tiểu ra máu: thêm Bàng Quang Du (Bq.28) + Huyết Hải (Ty.10).

Kèm sốt: thêm Đại Chùy (Đc.14) + Ngoại Quan (Ttu.5) .

Kèm lưng đau: thêm Thận Du (Bq.23), Thái Khê (Th.3) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

8- Trung Cực (Nh.3) + Bàng Quang Du (Bq.28) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Uỷ Dương (Bq.39) (Châm Cứu Học Việt Nam).

9- Thận Nhiệt Huyệt (Châm Cứu Học HongKong).


Để tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên sử dụng Kim Châm Cứu Vô Trùng ARLO Khánh Phong:

✔ Sử dụng luôn
✔ Không mất thời gian tiệt trùng
✔ Đảm bảo an toàn khi châm cứu.

****************
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CP XNK KHÁNH PHONG
Số 15, ngõ 2 Nhân Hòa, P. Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, HN
Văn phòng giao dịch: Số 60 - Nhân Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 0435574351 - FAX: 0435579904
Web: www.khanhphong.com
FB: https://goo.gl/I9XoiT
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Châm cứu chữa trị Viêm nhiễm đường tiết niệu Rating: 5 Reviewed By: Unknown