728x90 AdSpace

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

Đông y - Chữa trị sa trực tràng bằng châm cứu

(Trực Trường Thoát Thùy - Lòi Dom - Thoát Giang - Lòi Trôn Trê - Prolapsus De L’Anus - Prolapse of Anus).

Sa trực tràng Đông y gọi chứng thoát giang là một chứng bệnh thường gặp nơi người lớn tuổi, phụ nữ và trẻ nhỏLà trạng thái khúc cuối trực trường sa xuống, thoát (lòi) ra ngoài hậu môn.



Sa trực tràng Đông y gọi chứng thoát giang là một chứng bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi, tại vùng hậu môn trực tràng sa xuống ra ngoài hậu môn, tùy theo bệnh nặng hay nhẹ mà mức độ sa ra ngoài dài hay ngắn. Bệnh gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: Sau các bệnh lỵ mạn tính hoặc táo bón khó đại tiện phải rặn nhiều lâu ngày hoặc trung khí hư hạ hãm...

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu do sau khi bị bệnh lỵ mạn tính hoặc táo bón khó đại tiện phải rặn nhiều lâu ngày hoặc sau đẻ trung khí hư gây ra hạ hãm làm cho trực tràng sa xuống khỏi vị trí và giãn to dần ra sau mỗi lần đại tiện, lâu ngày sa giãn càng nhiều khó có khả năng tự co vào được, phải dùng tay ấn mới vào được và lại tụt xuống ngay trước hoặc trong khi đại tiện. Bệnh nặng không thể ấn vào bên trong được mà ở ngoài hậu môn gây khó chịu.

Do ăn nhiều chất béo, tiêu chảy hoặc kiết lỵ lâu ngày, hoặc người lớn tuổi bị táo bón, ho lâu ngày, phụ nữ sinh đẻ quá nhiều, lúc đẻ dùng nhiều sức quá làm cho khí hư hạ hãm, hậu môn dãn ra không thể co thắt lại được, gây ra thoát giang.

– Nguyên nhân từ chế độ sinh hoạt.

+ Người bị táo bón lâu năm. Theo thống kê cho biết khoảng hơn 50% bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh có tiền sử bị táo bó trong một thời gian dài. Những người mắc chứng táo bón khi đi đại tiện phải rặn mạnh khiến hậu môn, trực tràng chịu áp lực lớn khiến bộ phận này bị sa ra ngoài.

+ Người bị tiêu chảy. Bệnh nhân mắc chứng tiêu chảy phải đi vệ sinh rất nhiều lần/1 ngày dẫn đến trực tràng cũng gặp phải áp lực lớn làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

– Nguyên nhân giải phẫu.

+ Khiếm khuyết trong tổ chức xương đáy chậu. Những người có đáy chậu rộng khiến cho chức năng nâng đỡ cơ hậu môn và các cơ thắt của hậu môn bị chùng nhão làm tăng nguy cơ sa xuống của bộ phận này.

+ Xương cùng thiếu độ cong. Đối với những người xương cùng thiếu độ cong trực tràng thiế điểm tựa cũng dẫn đến nguy cơ làm gia tăng bệnh sa trực tràng.

Ngoài ra trong cấu tạo giải phẫu một số yếu tố được biết đến làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh là: sự phát triển của van trực tràng kém, trực tràng thiếu độ bám dính vào thành bụng…

– Nhóm nguyên nhân do chấn thương.

Mặc dù không phải là nhóm nguyên nhân phổ biến nhưng theo các bác sỹ cho biết những người từng bị chấn thương vùng đáy chậu, người từng thực hiện những phẫu thuật vùng hậu môn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Do các kích thích làm cho mót rặn như:

- Táo bón kinh niên: Bệnh nhân bị táo bón nên khi đi đại tiện phải rặn nhiều, khi rặn áp lực ổ bụng tăng lên nhiều đẩy đại tràng sa xuống dưới. Trên 50% người bệnh có chứng táo bón kinh niên.
- Tiêu chảy kéo dài: Sa trực tràng có thể do tiêu chảy kéo dài sau đợt tiêu chảy hoặc mắc bệnh lỵ.
- Suy dinh dưỡng, thiếu cân nặng và Thiếu vi chất, thiếu vitaminB: Thường gặp do ăn uống không đầy đủ hoặc do dinh dưỡng không tốt hay suy nhược cơ thể.
- Ngoài ra còn do Ho kéo dài, ho gà ở trẻ, hen phế quản, suy tim, sỏi bàng quang, bí đái, viêm đại tràng mạn, hẹp niệu đạo, Xơ gan cổ trướng … Hay do thói quen đi ngoài không đúng, không có nhu cầu đi ngoài cũng ép đi như ở trẻ ở các nhà mẫu giáo thường ép ngồi bô hàng loạt khi không có nhu cầu …
- Người làm nghề mang vác nặng
- Quan hệ tình dục đường hậu môn.
- Phụ nữ mang thai, sau đẻ rặn nhiều
Các yếu tố trên kích thích liên tục nên phải rặn nhiều gây tăng áp lực ổ bụng, đẩy các thành phần của trực tràng ra ngoài mà gây nên sa trực tràng.

Tiên lượng bệnh.

Đối với những bệnh nhân bị bệnh sa trực tràng giai đoạn đầu thường không gây khó khăn trong sinh hoạt cũng như sức khỏe người bệnh. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh nặng nguy cơ tắc nghẽn hậu môn, phù nề, viêm nhiễm, hoại tử là rất lớn. Trước thực trạng đó việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm có vai trò vô cùng quan trọng.

Triệu chứng


Mỗi lần đại tiện, thành ruột thoát ra ngoài hậu môn. Nếu nhẹ chỉ thấy trực trường sa xuống, sưng lên, nhưng có thể tự rút vào được. Nặng thì phải dùng tay đẩy vào, thậm chí khi ho, hắt hơi, đi đứng, lao động cũng có thể bị lòi ra. Thường kèm theo muốn đi cầu nhiều nhưng đại tiện không nhiều hoặc kèm theo bụng dưới trướng đau, lưng đau, tiểu nhiều.Ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày cũng như giảm chất lượng cuộc sống, giảm năng suất lao động.


Đại tiện ra máu

Máu chảy mỗi khi đại tiện, máu dính vào phân hay dính vào giấy lau. Máu đỏ tươi. Máu chảy gần như thường xuyên nhưng chảy rất ít, không ảnh hưởng tới sức khỏe nên không làm bệnh nhân lo ngại, chính vì vậy mà bệnh nhân không tới bệnh viện sớm.

Tiến triển của sa trực tràng

– Sa trực tràng mới: chỉ sa khi phải rặn ỉa, vì táo bón, ấn vào dễ dàng
– Sa trực tràng muộn: khối lượng trực tràng sa tăng lên, thường xuyên không đưa vào được, có đưa vào được nhưng lại sa xuống dễ dàng, đồng thời có các biến chứng (chảy máu hoặc xung huyết vì vỡ tĩnh mạch đã giãn sẵn. Đoạn trực tràng sa bị nghẽn vì cơ hậu môn co thắt, phù nề, niêm mạc tím tái dần có các mảng hoại tử gây nên viêm dưới phúc mạc, dẫn tới tử vong).


Biến chứng của sa trực tràng:

- Sa trực tràng có thể gây ra tổn thương cho niêm mạc ruột, có thể gây loét nặng hơn thì gây chảy máu, tiêu chảy. Như sa khối u không thể rút lại dễ gây ra viêm, sưng, đau, trầm trọng gây táo bón.
- Thời kỳ đầu của bệnh có những biểu hiện như táo bón, viêm trực tràng mãn, đại tiện không hết. Khi đi đại tiện còn sa khối u, nhưng có thể tự rút lại.
- Triệu chứng sa trực tràng dần dần trở nên nghiêm trọng, khi đi đại tiện dùng lực dẫn đến sa trực tràng, ngay cả khi ho, đi bộ dùng áp lực bụng, cũng đều bị sa trực tràng, thường thi không thể co lại, cần phải dùng tay để đẩy khối u vào lại hậu môn.
- Trực tràng sa co rút liên tục, gây tắc nghẽn và phù nề niêm mạc. Nguyên nhân thường do phân chảy ra lượng lớn chất nhày có thể có máu. Bệnh nhân thường cảm thấy phình vùng xương chậu, cột sống sưng kéo theo vùng đáy xương chậu và đùi đau
- Chảy máu: Do loét niêm mạc hoặc từ các búi trĩ.
- Viêm loét trực tràng: Do sa thường xuyên khó đẩy vào nên bị loét.
- Thắt nghẹt: Do co cứng cơ thắt dẫn đến nghẹt.
- Tắc ruột: Nếu có ruột non sa theo trực tràng khi bị thắt nghẹt.
- Vỡ trực tràng: Sau một gắng sức mạnh hoặc thắt nghẹt, cố đẩy lên.
- Sa trực tràng kèm theo sa sinh dục ở phụ nữ: thường kèm theo sa âm đạo hoặc tử cung – âm đạo.
- Sa trực tràng kèm theo thoát vị đáy chậu: Khi trực tràng sa kéo theo túi cùng Douglas và ruột non gây thoát vị hậu môn hay thoát vị trượt của đáy chậu.

Điều trị

Bài thuốc:
Hoàng kỳ 24g, cam thảo 10g, nhân sâm 12g, đương quy 10g, trần bì 12g, thăng ma 12g, sài hồ 12g, bạch truật 12g, thương truật 10g, hoàng bá 10g, ngũ bội tử 10g. Hoàng kỳ tẩm mật sao, cam thảo chích, nhân sâm bỏ cuống; đương quy tửu tẩy, thương truật tẩm nước gạo vi sao; trần bì khứ bạch. Các vị trên + nước 1.800ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc  1 thang, uống chia đều 3 lần.  
Châm tả các huyệt: nhị bạch, bách hội, thính cung, trường cường, hợp cốc.
Châm bổ các huyệt: túc tam lý, nội quan, tam âm giao, khúc trì, huyết hải, đại tràng du, quan nguyên.
Châm cứu tốt nhất vào giai đoàn đầu.


Châm cứu:
1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Ngoại đề khí bị hạ hãm.

Huyệt dùng: Trường Cường (Đc.1) + Thừa Sơn (Bq.57) (Bq.58).

Trường Cường, châm thẳng, châm hướng đến phía trên trực trường. Rồi châm hướng về phía trái, phải và phía trước, tạo cảm giác lan ra chung quanh hậu môn. Thừa Sơn, kích thích mạnh.

Nếu chưa bớt, thêm Bạch Hoàn Du (Bq.28), châm xiên hướng xuống phía trong, tạo cảm giác lan tới giang môn.

Cứu thêm huyệt Bá Hội (Đc.20).

Mỗi ngày trị 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình.

Ý nghĩa: Bạch Hoàn Du, Trường Cường để thu liễm gân cơ ở giang môn; thêm Thừa Sơn là cách dùng huyệt ở xa, Bá Hội ở đỉnh đầu, dùng phép cứu có thể thăng dương, đưa khí bị hạ hãm lên.

2- Cứu Vĩ Ế Cốt (xương cùng) 7 tráng, cứu huyệt ở giữa rốn, tùy theo tuổi mà cứu (Thiên Kim Phương).

3- Cứu phía trên Cưu Vĩ (Nh.15) (cốt) (xương cụt) 7 tráng (Ngoại Đài Bí Yếu).

4- Đại Trường Du (Bq.25) + Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Khí Xung (Vi.30) (Châm Cứu Tập Thành).

5- Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Đại Trường Du (Bq.25) (Châm Cứu Đại Thành).

6- Bá Hội (Đc.20) 3 tráng + Vị Du (Bq.21) + Trường Cường (Đc.1) (Loại Kinh Đồ Dực).

7- Tam Tiêu Du (Bq.22) + Thận Du (Bq.23) + Khí Hải Du (Bq.24) + Đại Trường Du (Bq.25) + Quan Nguyên Du (Bq.26) + Thiên Xu (Vi.25) + Hành Gian (C.2) + Túc Tam Lý (Vi.36) ( Tân Châm Cứu Học).

8- Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Tam Âm Giao (Ty.6) + Cứu Khí Hải (Nh.6) + Thần Khuyết (Nh.8) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

9- Châm bổ hoặc cứu Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Đại Trường Du (Bq.25) .

Có thể phối hợp với Túc Tam Lý (Vi.36) + Tỳ Du (Bq.20) + Thận Du (Bq.23) (Châm Cứu Học Giảng Nghĩa).

10- Trường Cường (Đc.1) + Bá Hội (Đc.20) (Trung Hoa Châm Cứu Học).

11- Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Yêu Du (Đc.2) + Thần Khuyết (Nh.8) + Thừa Sơn (Bq.57) + Nhị Bạch + Trúc Trượng + Bàng Cường (Châm Cứu Học HongKong).

12- Trường Cường (Đc.1) + Thừa Sơn (Bq.57) + Đại Trường Du (Bq.25) + Khí Hải Du (Bq.24) + Cứu Bá Hội (Đc.20) + Thứ Liêu (Bq.32) .

Mỗi lần chọn 2-3 huyệt. Lưu kim 20-30 phút. Cứu 20 phút. Mỗi ngày 1 lần (‘Trung Quốc Châm Cứu Tạp Chí’ số 6/1986).

13- Cứu + châm Bá Hội (Đc.20) + Trường Cường (Đc.1) + Đại Trường Du (Bq.25) + Thừa Sơn (Bq.57) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).

Lưu ý:
- Giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn.
- Luyện tập thời gian đi đại tiện ngày 1 lần theo thời gian nhất định, tránh táo bón, ăn đủ rau xanh, hoa quả.
Chữa trị các nguyên nhân gây táo bón hoặc kiết lỵ.

Nên làm:
- Ăn nhiều đồ ăn bổ dưỡng cho cơ thể như thịt cá, sữa, trứng, đồ hầm …
- Ăn các đồ dễ tiêu hóa

Để tránh nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên sử dụng Kim Châm Cứu Vô Trùng ARLO Khánh Phong:

✔ Sử dụng luôn
✔ Không mất thời gian tiệt trùng
✔ Đảm bảo an toàn khi châm cứu.

****************
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CP XNK KHÁNH PHONG
Số 15, ngõ 2 Nhân Hòa, P. Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, HN
Văn phòng giao dịch: Số 60 - Nhân Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 0435574351 - FAX: 0435579904
Web: www.khanhphong.com
FB: https://goo.gl/I9XoiT

  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Đông y - Chữa trị sa trực tràng bằng châm cứu Rating: 5 Reviewed By: Unknown