728x90 AdSpace

Thứ Sáu, 11 tháng 12, 2015

Chữa trị bệnh đau nhức xương khớp bằng châm cứu

Bệnh đau nhức xương khớp là bệnh sưng đau các khớp xương. Đau nhức xương khớp luôn mang lại sự đau đớn vô cùng khó chịu nhất là trong thời tiết mùa đông.

Thông thường, chứng đau nhức xương khớp thường xuất hiện ở những người ở 45-50 tuổi do xương khớp bị lão hóa theo thời gian. Nhưng hiện nay, đau nhức xương khớp không còn là vấn đề của người già nữa, rất nhiều người từ 19 tuổi trở lên đã xuất hiện hiện tượng này, số lượng người trẻ mắc bệnh xương khớp đang ngày càng tăng do cuộc sống hiện đại, các bạn trẻ ít vận động hơn. Việc lười vận động không chỉ khiến xương khớp mà mức độ lão hóa của nhiều bộ phận khác trên cơ thể cũng sẽ diễn ra sớm hơn.


Theo y học cổ truyền thì đau nhức xương khớp thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, các tà khí như phong hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào gân cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết bị tắc lại gây sưng đau các khớp. Người già can thận bị hư hoặc bệnh tật lâu ngày làm khí huyết giảm sút, cũng là nguyên nhân làm xương khớp bị thoái hóa, biến dạng, teo cơ và dính khớp.

Theo Đông y, đau nhức xương khớp là do lưu thông khí huyết ở gân cơ xương, đưa tà khí (phong hàn, thấp nhiệt) ra ngoài. Nếu bạn thường xuyên bị đau nhức xương khớp thì cần bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát và ngăn chặn hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ và dính khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của các khớp xương.

Bệnh thường hay tái phát và có thể gây biến chứng vào tim.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính dẫn đến đau nhức xương khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cử động hoặc vận động. Tình trạng này là do khi ta lớn tuổi, các tế bào bị suy thoái, ảnh hưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầu khớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớp xương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp cho trơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động).

- Béo phì. Trọng lượng của cơ thể có tác động mạnh vào xương, khớp xương gây đau.

- Chấn thương. Những người bị chấn thương do thể thao, hoạt động liên quan đến công việc, hoặc tai nạn có thể làm tăng nguy cơ đau nhức xương khớp. Ví dụ, các vận động viên bị chấn thương liên quan đến đầu gối có thể có nguy cơ cao bị đau nhức xương khớp gối. Ngoài ra, những người đã từng bị chấn thương lưng nghiêm trọng cũng dễ dẫn tới nguy cơ đau nhức xương khớp cột sống.



- Yếu tố di truyền. Một số người có khiếm khuyết di truyền ở một trong các gen chịu trách nhiệm cho việc tạo ra sụn. Điều này có thể gây khiếm khuyết sụn, dẫn đến việc suy thoái nhanh chóng của các khớp xương. Những người sinh ra với những bất thường về khớp có nhiều khả năng bị đau nhức xương khớp, và những người sinh ra với sự bất thường của cột sống (như vẹo cột sống) có nhiều khả năng phát triển đau nhức xương khớp cột sống.

- Sử dụng khớp quá mức. Việc lạm dụng một số khớp nhất định cũng làm tăng khả năng mắc bệnh đau nhức xương khớp. Ví dụ, những người làm các công việc đòi hỏi phải gập đầu gối liên tục có nguy cơ phát triển bệnh đau nhức xương khớp đầu gối.

- Tuổi tác. Mặc dù tuổi tác là một yếu tố nguy cơ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đau nhức xương khớp không phải là một phần tất yếu của quá trình lão hóa



- Do cơ thể suy yếu, da lông sơ hở, vinh vệ không vững, phong, hàn, thấp tà thừa cơ xâm nhập sinh ra chứng Tý.

- Do sau khi lao động mồ hôi đang ra mà ngồi giữa luồng gió hoặc đi tắm mà bị gió lạnh. Hoặc ở chổ ẩm thấp lâu ngày, tà khí thừa cơ xâm nhập vào làm cho kinh lạc bị bế tắc gây ra bệnh.

Triệu chứng đau nhức khớp xương

Đau nhức xương khớp thường hay gặp nhất ở một số bộ phận như:

- Đau vai gáy: đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu rất khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động.

- Đau ở gót chân: đau nhức buốt trong gót chân, càng giá lạnh càng đau tăng, nhìn bên ngoài không thấy sưng, bàn chân và cẳng chân lạnh. Bàn chân có cảm giác tê bì, đi lại khó khăn. Toàn thân mệt mỏi, ăn ngủ kém, ngại vận động.



- Đau nhức khớp do thoái hóa khớp: đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần...

Đặc biệt, người bệnh có cảm giác đau tăng khi thời tiết thay đổi. Nhiều người còn gọi là “bệnh thời tiết”. Sau quãng thời gian đau, người bệnh có cảm giác chân tay mỏi rã rời, chẳng muốn làm gì, không muốn vận động và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Hãy chuẩn bị cho một hệ xương chắc khỏe.

- Vận động vừa đủ: Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốt cho hệ xương, cơ và khớp.

- Căng duỗi: Căng duỗi sẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưu ý là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽ có thể dẫn tới kết quả ngược.

- Ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vì thế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thể không bị sớm suy thoái.


- Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương.

Theo y học cổ truyền, các sách phân ra làm: Hành Tý, Thống Tý, Trước Tý, Nhiệt Tý, tuy nhiên, trong loại Phong Hàn Thấp Tý thì bệnh lý của Hành Tý, Thống Tý, và Trước Tý đều giống nhau, chứng trạng trên lâm sàng cũng giống nhau, vì vậy các sách giáo khoa gần đây chỉ quy về hai loại chính là Phong Hàn Thấp Tý và Phong Nhiệt Thấp Tý.

1. Phong Hàn Thấp Tý

Đau một hoặc nhiều khớp, khớp sưng nóng đỏ làm cho cử động khó khăn, Chủ yếu do Phong, Hàn và Thấp xâm nhập gây ra. Tuy nhiên, tùy nguyên nhân mà có thể phân ra:

a - Phong (Hành) Tý: do phong tà nhiều hơn, với triệu chứng chính là đau di chuyển chứ không nhất định, sốt, sợ lạnh, rêu lưỡi vàng, mạch Sác, còn gọi là Lịch Tiết Phong.

b - Hàn (Thống) Tý: do hàn tà nhiều hơn. Đau nhức toàn thân hoặc tại chỗ, chỗ đau nhất định, gặp nóng thì đỡ đau, gặp lạnh thì đau nhiều, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền, Khẩn.

c - Trước (Thấp) Tý: da thịt tê mỏi, các khớp đau, có cảm giác nặng, đau một chỗ nhất định, phù, rêu lưỡi trắng, mạch Nhu Hoãn.

2. Nhiệt Tý

Khớp xương đau nhức, chỗ đau thấy nóng hoặc sưng đỏ, đau không chạm vào được, gặp lạnh thì dễ chịu, đại tiện bón, tiểu vàng, khát, rêu lưỡi vàng, mạch Hoạt Sác.

Điều trị đau nhức khớp xương

Điều trị theo Đông Y:

1. Dùng một ít đu đủ, mễ nhân sống 30g: Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.

2. Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời lạnh: 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày. Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước, mỗi vị 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước, còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

3. Dùng cỏ trinh nữ chữa thấp khớp, đau lưng, đau nhức xương khớp, chân tay tê bại: Rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm (20-30g) sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Nếu dược liệu nhiều có thể nấu thành cao lỏng, rồi pha rượu để dùng dần.

4. Dùng mật ong và bột quế chữa viêm khớp mãn tính: Bạn có thể uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế hai lần mỗi ngày. Nếu uống thường xuyên, thậm chí cả viêm khớp mãn tính cũng có thể được chữa khỏi.

5. Ngải cứu trắng nướng nóng: Lấy lá ngải cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp. Khi khớp bị sưng, đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài thuốc này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

6.  Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng: Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút. Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Ngâm chân bằng nước ấm hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.
Các bài thuốc từ thiên nhiên bạn cần phải biết, lựa chọn đúng vị và mất công thực hiện chúng và mất thời gian dài mới có tác dụng.

Điều trị bằng châm cứu

1- Châm Cứu Học Thượng Hải: Tùy theo kinh mạch vận hành qua chỗ đau. Kết hợp huyệt ở gần và huyệt ở xa, để sơ thông kinh mạch, điều hòa khí huyết.



Phong Tý: dùng châm.

Thấp Tý: phối hợp với cứu hoặc ôn châm.

Nhiệt Tý: có thể châm ra máu.

Huyệt thường dùng:

Khớp Thái Dương - hàm: Hạ Quan (Vi.7) + Thính Cung (Ttr.19) + Ế Phong (Ttu.17) + Hợp Cốc (Đtr.4) .

Khớp xương sống: lấy huyệt tương ứng ở sát xương sống + Ân Môn (Bq.37) + Uỷ Trung (Bq.40) + Nhân Trung (Đc.26) .

Khớp vai: Kiên Ngung (Đtr.15) + Kiên Liêu (Ttu.14) + Kiên Nội Lăng + Thiên Tông (Ttr.11) + Trung Chử (Ttu.3) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) .

Khớp khuỷ tay: Khúc Trì (Đtr.11) + Thiên Tỉnh (Ttu.10) + Hợp Cốc (Đtr.4) .

Cổ tay, Bàn tay, Ngón tay: Ngoại Quan (Ttu.5) + Thủ Tam Lý (Đtr.10 + Dương Khê (Đtr.5) + Dương Trì (Ttu.4) + Uyển Cốt (Ttr.4) + Đại Lăng (Tb.7) + Thượng Bát Tà + Tứ Phùng.

Khớp thắt lưng, xương cùng: Yêu Dương Quan (Đ.33) + Thập Thất Chùy Hạ + Bạch Hoàn Du (Bq.28) + Quan Nguyên Du (Bq.26) + Uỷ Trung (Bq.40) + Côn Lôn (Bq.60).

Khớp xương cùng, xương hông: Tiểu Trường Du (Bq.27) + Bàng Quang Du (Bq.28) + A Thị Huyệt.

Khớp háng: Hoàn Khiêu (Đ.30) + Cự Liêu (Vi.3) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tuyệt Cốt (Đ.38).

Khớp gối: Hạc Đỉnh + Tất Hạ + Tất Nhãn + Lương Khâu (Vi.34) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) .

Khớp mắt cá chân (cổ chân): Giải Khê (Vi.41) + Khâu Khư (Đ.40) + Thái Khê (Th.3) + Côn Lôn (Bq.60) + Dương Giao (Đ.35) + Giao Tín (Th.8).

Khớp ngón chân: Thượng Bát Tà + Công Tôn (Ty.4) + Thúc Cốt (Bq.65) + Dương Phụ (Đ.38) + Thương Khâu (Ty.5).

2- Vai đau như muốn gẫy: Dưỡng Lão (Ttr.6) + Thiên Trụ (Bq.10) (Thiên Kim Phương).

3- Lưng đùi đau: Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phong Thị + Âm Thị (Vi.33) + Uỷ Trung + Thừa Sơn (Bq.57) + Côn Lôn (Bq.60) + Thân Mạch (Bq.62) (Tư Sinh Kinh).

4- Ngón tay co rút: Khúc Trì (Đtr.11) + Dương Trì + Hợp Cốc (Đtr.4) (Thần Ứng Kinh).

5- Phong Tý, khuỷ tay co rút không duỗi được: Xích Trạch + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) (Thần Ứng Kinh).

6-- Kiên Tỉnh (Đ.21) + Khúc Trì (Đtr.11) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Hạ Liêm (Đtr.8) + Thủ Ngũ Lý (Đtr.13) + Kinh Cừ (P.8) + Thượng Liêm (Đtr.9) trị cánh tay đau (Châm Cứu Đại Thành).

7- Khớp cổ tay: Dương Khê (Đtr.5) + Dương Trì + Uyển Cốt (Ttr.4) + Đại Lăng (Tb.7).

Mắt cá chân: Thương Khâu (Ty.5) + Giải Khê + Khâu Khư (Đ.40).

Vùng Háng: Hoàn Khiêu (Đ.30) + Phong Thị (Đ.31) + Cư Liêu (Đ.29) + Trật Biên (Bq.54).

Khớp gối: Độc T (Vi.35) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) .

Khớp khuỷ tay: Khúc Trì (Đtr.11) + Khúc Trạch (Tb.3) + Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Thiếu Hải (Tm.3).

Khớp vai: Kiên Ngung (Đtr.15) + Kiên Liêu (Ttu.14) + Kiên Trinh (Ttr.9).

Ngón chân đau: Bát Phong + Nhiên Cốc (Th.2).

Ngón tay co rút: Bát Tà + Ngoại Quan (Ttu.5) .

Vùng xương chân đau: Hoàn Khiêu (Đ.30) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khâu Khư (Đ.40).

Gối sưng đỏ, đau: Tất Quan (C.7) + Uỷ Trung (Bq.40) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Âm Thị (Vi.33) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

8- Các huyệt chính: Hợp Cốc (Đtr.4) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Uỷ Trung (Bq.40) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Ngung (Đtr.15) + Côn Lôn (Bq.60).

Khớp gối: Uỷ Trung (Bq.40) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tất Quan (C.7) + Tất Nhãn + Tam Lý (Vi.36) + Hành Gian (C.2).



Khớp háng: Uỷ Trung (Bq.40) + Hoàn Khiêu (Đ.30).

Khớp khuỷ tay: Khúc Trì (Đtr.11) + Xích Trạch (P.5) + Thông Lý (Tm.5) + Khúc Trạch (Tb.3) + Dịch Môn (Ttu.2) + Trung Chử (Ttu.3) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Thủ Tam Lý (Đtr.10).

Khớp mắt cá chân: Côn Lôn (Bq.60) + Thái Khê (Th.3) + Âm Cốc (Th.10) + Khâu Khư (Đ.40).

Khớp bàn chân: Côn Lôn (Bq.60) + Thái Khê (Th.3) + Thân Mạch (Bq.62) + Chiếu Hải (Th.5) + Thái Xung (C.3) .

Khớp vai: Kiên Ngung (Đtr.15) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Kiên Trung + Kiên Ngoại Du (Ttr.14) + Kiên Liêu (Ttu.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Đại Chùy (Đc.14) + Quan Xung (Ttu.1).

Khớp cổ tay: Uyển Cốt (Ttr.4) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Dương Trì (Ttu.4) + Thái Dương + Ngoại Quan (Ttu.5) + Trung Chử (Ttu.3) (Châm Cứu Trị Liệu Học).

9- Khớp vai: Kiên Tam Châm

Khớp khuỷ: Trữu Du

Khớp ngón tay: Tiểu Cốt Không.

Khớp gối: Lương Khâu (Vi.34) + Tất Dương Quan (Đ.33) + Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Tất Quan (C.7) + Tất Ngoại + Hạc Đỉnh + Hậu Dương Quan (CHâm Cứu Học HongKong).

10- Khu phong, tán hàn, Hóa thấp, sơ thông kinh lạc.

Cổ Đau: Huyền Chung (Đ.39) + Kiên Tỉnh (Đ.21) .

Quanh khớp vai đau: Kiên Ngung (Đtr.15) + Kiên Liệu + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Nhu Du (Ttr.10).

Khuỷ tay đau: Khúc Trì (Đtr.11) + Kiên Tỉnh (Đ.21) + Tý Nhu (Đtr.14).

Sống lưng đau: Thuỷ Câu (Đc.26) + Thân Trụ (Đc.12) + Dương Quan (Đ.33) + Mệnh Môn (Đc.4) + Phong Môn (Bq.12) .

Vùng hông đau: Thứ Liêu (Bq.32) + Cư Liêu (Đ.29) + Hoàn Khiêu (Đ.30) + Trật Biên (Bq.54) + UŒy Trung (Bq.40).

Đùi đau: Bể Quan (Vi.31) + Lương Khâu (Vi.34) + Phong Thị (Đ.31) + Thừa Phò (Bq.36).

Đầu gối: Tất Nhãn + Hạc Đỉnh + Huyết Hải (Ty.10) + Tất Dương Quan (Đ.33) + Âm Lăng Tuyền (Ty.9) .

Khớp cổ chân và mắt cá: Giải Khê (Vi.41) + Khâu Khư (Đ.40) + Côn Lôn (Bq.60) + Thái Khê (Th.3) .

Cẳng tay: Thủ Tam Lý (Đtr.10) + Khúc Trì (Đtr.11) + Ngoại Quan (Ttu.5) .

Cẳng chân: Túc Tam Lý (Vi.36) + Hạ Cự Hư (Vi.39) + Dương Phụ (Đ.38) .

Hành Tý: thêm Cách Du (Bq.18) + Huyết Hải (Ty.10).

Thống Tý: thêm Thận Du (Bq.23) + Quan Nguyên (Nh.4) [cứu].

Trước Tý: thêm Túc Tam Lý (Vi.36) + Thương Khâu (Ty.5).

Nhiệt Tý: thêm Đại Chùy (Đc.14) + Khúc Trì (Đtr.11) + Hợp Cốc (Đtr.4).

Ý nghĩa: Đại Chùy + Khúc Trì + Hợp Cốc để thanh nhiệt, giải biểu, trị nhiệt Tý; Cách Du + Huyết Hải để hoạt huyết trị hành Tý; Thương Khâu + Túc Tam Lý kiện tỳ, hành Thuỷ để trị thấp Tý; Quan Nguyên + Thận Du để ích Hoả, trợ dương, khu tán hàn tà (Châm Cứu Học Việt Nam).

Để phòng ngừa và điều trị bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả chúng tôi khuyến khích người bệnh sử dụng sản phẩm Kim Châm Cứu Vô Trùng ARLO Khánh Phong sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất mà không gây tác dụng phụ, biến chứng nguy hiểm và dễ dàng sử dụng

✔ Sử dụng luôn
✔ Không mất thời gian tiệt trùng
✔ Đảm bảo an toàn khi châm cứu.

****************
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY CP XNK KHÁNH PHONG
Số 15, ngõ 2 Nhân Hòa, P. Nhân Chính, Q.Thanh Xuân, HN
Văn phòng giao dịch: Số 60 - Nhân Hòa - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội
ĐT: 0435574351 - FAX: 0435579904
Web: www.khanhphong.com
FB: https://goo.gl/I9XoiT
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Chữa trị bệnh đau nhức xương khớp bằng châm cứu Rating: 5 Reviewed By: Unknown